Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai giám sát tại huyện Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã có buổi giám sát tại huyện Chư Sê về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023” trên địa bàn.

Bà Siu Hương-Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà
Bà Siu Hương-Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà

Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi giám sát. Làm việc với đoàn giám sát có bà Rmah H’Bé Nét-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê; bà Kpuih H’Blê-Phó Chủ tịch HĐND huyện; ông Dương Mạnh Mẫn-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện cùng đại diện lãnh đạo một số phòng, ban chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) của huyện.

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, giai đoạn 2018-2023, Huyện ủy, UBND huyện Chư Sê đã quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức; quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL đảm bảo theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị đã kịp thời phổ biến, tuyên truyền, ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp các ĐVSNCL.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Chư Sê. Ảnh: Mộc Trà

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Chư Sê. Ảnh: Mộc Trà

Tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất của các ĐVSNCL cơ bản được rà soát, bố trí, sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối. Tính đến ngày 31-12-2023, trên địa bàn huyện có 54 ĐVSNCL (giảm 13 đơn vị so với năm 2017). Số lượng người làm việc (bao gồm biên chế và hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ) trong ĐVSNCL do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao năm 2023 là 1.520 người. Số lượng người làm việc trong ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên, ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hiện có mặt là 11 viên chức, 132 hợp đồng chuyên môn.

Biên chế được tinh giản gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ viên chức, giảm kinh phí chi thường xuyên và giảm số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Từ 2017 đến nay, ngoài số lượng biên chế cắt giảm theo kế hoạch tinh giản biên chế của tỉnh, UBND huyện đã thực hiện giải quyết chế độ tinh giản đối với 29 viên chức theo lộ trình.

Các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công lập được bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới, đảm bảo rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp, đúng tiêu chí, điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Năng lực, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập từng bước được nâng lên; đáp ứng tốt nhu cầu tiếp cận, thụ hưởng của người dân.

Ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh, thành viên Đoàn giám sát-phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Mộc Trà
Ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh, thành viên Đoàn giám sát-phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Mộc Trà

Tại buổi làm việc, sau khi nghe 3 ĐVSNCL trên địa bàn huyện gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, Ban Quản lý Cụm Công nghiệp-Bến xe, Ban Quản lý chợ đã báo cáo tình hình hoạt động cùng những đề xuất, kiến nghị của UBND huyện, các thành viên trong đoàn giám sát đã trao đổi làm rõ một số khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL.

Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: việc tinh giản biên chế chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng; mức trợ cấp chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ; hướng dẫn về xếp hạng các ĐVSNCL; chính sách tạo nguồn cán bộ quản lý trong các ĐVSNCL; đảm bảo quyền lợi cho viên chức; cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL…

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Sê báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị. Ảnh: Mộc Trà
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Sê báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị. Ảnh: Mộc Trà

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tại buổi làm việc; đồng thời, đề nghị UBND huyện Chư Sê bổ sung, làm rõ một số nội dung còn thiếu để hoàn thiện báo cáo, làm cơ sở để đoàn tổng hợp vào kết quả giám sát.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.