Giá phân bón tăng, vì sao Bộ Công Thương không bỏ thuế phòng vệ với DAP?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh giải thích vì sao giá phân bón tăng cao nhưng Bộ không bỏ thuế phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này, như một số ý kiến đề xuất thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã đề cập đến việc giá phân bón tăng cao nhưng Bộ Công Thương không bỏ thuế phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này tại Hội nghị phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại cho các cơ quan báo chí, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, ngày 19/11.


Vì sao không bỏ thuế phòng vệ thương mại với phân bón DAP dù giá phân bón tăng?

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết trước đây, Việt Nam phụ thuộc 100% vào nguồn phân bón DAP nhập khẩu nên lúc rẻ, lúc đắt, không thể điều chỉnh. Nhưng khi có các nhà máy sản xuất DAP Lào Cai và sau đó là Hải Phòng đi vào hoạt động, câu chuyện giá phân bón đã trở nên khác đi.

Hiện giá phân bón DAP sản xuất trong nước có giá thấp hơn so với giá phân bón nhập khẩu. Theo ông, ngay cả khi không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì giá phân bón sản xuất trong nước cũng thấp hơn so với phân bón nhập khẩu.

 

 Thứ trưởng Trần Quốc Khánh giá phân bón tăng đều trên phạm vi toàn thế giới. Ảnh: CTV.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh giá phân bón tăng đều trên phạm vi toàn thế giới. Ảnh: CTV.


Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng nói rõ tại sao giá phân bón đang tăng rất cao nhưng không bác bỏ thuế phòng vệ thương mại đTheo ông, pháp luật quy định rõ chỉ có thể rà soát lại khi đến kỳ hạn, nếu tình hình có thay đổi, các bên tham gia như doanh nghiệp nhập khẩu có thể làm đơn đến Bộ đề nghị rà soát.

Thứ hai, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh giá phân bón tăng đều trên phạm vi toàn thế giới, chứ không phải chỉ phân bón DAP bị áp biện pháp phòng vệ nên tăng giá. Ure, kali và các loại phân bón khác đều tăng giá, thậm chí còn tăng nhiều hơn DAP.

"Bãi bỏ biện pháp phòng vệ thương mại với DAP không giải quyết được vấn đề gì cả, chưa kể nó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá", ông nói.

Ông Khánh cũng nói thêm trong bất kỳ một vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nào, quyền lợi của người tiêu dùng đã, đang và sẽ được xem xét một cách nghiêm túc nhất. Điều đó được thể hiện qua quy trình, các bên liên quan đều được quyền lên tiếng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Áp thuế phòng vệ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng cho biết khi Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế, hàng nhập khẩu vào Việt Nam cũng sẽ nhiều hơn, cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước.

Do đó, cần phải cạnh tranh một cách sòng phẳng và công bằng, trong đó, các biện pháp phòng vệ thương mại là một công cụ hỗ trợ được quốc tế công nhận và cho phép.

 

Đầu năm nay, Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá với đường Thái Lan. Ảnh: CTV.
Đầu năm nay, Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá với đường Thái Lan. Ảnh: CTV.


Ông cho biết biện pháp phòng vệ thương mại tác động rất nhiều, có thể có lợi cho nhà sản xuất trong nước nhưng cùng lúc tác động không tốt cho nhà nhập khẩu và cho người dùng giá rẻ.

Nguyên nhân là người tiêu dùng được mua hàng giá rẻ từ trước đến nay nhưng khi áp thuế bán phá giá, họ phải mua mặt hàng nhập khẩu với giá đắt hơn. Vấn đề đặt ra, tại sao không để việc nhập khẩu tiếp tục như vậy, vì giá rẻ và người tiêu dùng được lợi?

Thứ trưởng cho rằng, hoạt động bán phá giá dẫn đến hàng nhập khẩu vào Việt Nam với giá rất rẻ. Nếu đi theo hướng giá rẻ để tận dụng thì đến một ngày, có thể không còn ngành sản xuất nào nữa. Trong một số trường hợp, thị trường sẽ hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài.

"Tôi khẳng định một lần nữa bằng việc áp dụng hết sức nghiêm túc quy trình điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên, kể cả người tiêu dùng", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.



https://danviet.vn/gia-phan-bon-tang-vi-sao-bo-cong-thuong-khong-bo-thue-phong-ve-voi-dap-20211119163437004.htm
 

Theo Hồng Phúc (Dân Việt)

 

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.