Gia Lai: Trồng nấm rơm sạch cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Suốt 10 năm qua, nhờ trồng nấm rơm sạch nên gia đình chị Trịnh Thị Hương (thôn Yên Phú 2A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện) có thêm nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Trước khi đến với việc trồng nấm rơm, cuộc sống của 5 thành viên trong gia đình chị Hương chỉ trông vào 6 sào lúa nước và 6 sào khoai lang. Chị Hương trải lòng: “Tằn tiện, chắt chiu lắm vẫn thiếu trước, hụt sau. Rồi 3 đứa con mỗi ngày mỗi lớn, chi phí ăn học cũng tăng nên vợ chồng tôi bàn nhau phải kiếm thêm việc làm để có thu nhập”.

Đúng lúc đang phân vân không biết nên đi theo hướng trồng trọt hay chăn nuôi thì chị Hương được mời tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm rơm do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức. Sau khi tập huấn, vợ chồng chị quyết định mở trại trồng nấm rơm sạch ngay tại nhà. Lý giải cho quyết định này, chị Hương cho hay: “Xét về các điều kiện, mình có hết, sao lại không làm?”. Điều kiện mà chị Hương nói chính là thời gian chủ động, lao động nhàn rỗi, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tại địa phương khá dồi dào. Và rồi, chị bắt tay ngay vào mở trại nấm với diện tích 70 m2.
 

Chị Trịnh Thị Hương đang thu hoạch nấm. Ảnh: A.H
Chị Trịnh Thị Hương đang thu hoạch nấm. Ảnh: A.H

Tuy nhiên, ngay trong vụ nấm đầu tiên, chị Hương đã không thành công. Nguyên nhân là do cách xử lý nguồn rơm thô chưa đạt kỹ thuật và môi trường chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định... khiến nấm bị nhiễm khuẩn. Thay vì buồn chán, chị Hương lại nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng “thành công nào không có thất bại”! Tạm gác mọi việc, chị Hương tìm đến một số trại nấm ở các vùng lân cận để học hỏi thêm kinh nghiệm, đồng thời đọc sách báo để bổ sung kiến thức. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, ngay vụ kế tiếp, sản phẩm nấm rơm sạch của gia đình chị Hương đã có mặt tại các chợ trong khu vực. Được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, chị Hương mạnh dạn làm thêm 2 trại nấm. Hiện nay, 3 trại nấm của gia đình chị có tổng diện tích khoảng 200 m2, mỗi tháng cung cấp ra thị trường gần 2 tạ nấm rơm sạch.

Ngoài ra, vào khoảng tháng 5 hàng năm, sau khi thu hoạch xong khoai lang và lúa, gia đình chị còn làm thêm khoảng 5 sào nấm rơm ngoài trời. Chị Hương cho biết, trồng nấm rơm không khó nhưng phải đúng quy trình, từ việc xử lý nguồn nguyên liệu đến chọn meo giống không nhiễm tạp khuẩn và cuối cùng là theo dõi nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo cho nấm phát triển. Theo chị Hương, tính từ lúc chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi thu hoạch nấm mất khoảng 25-30 ngày. Mỗi bịch nấm cho thu hoạch 7-10 ngày với năng suất tối đa khoảng 1 kg/bịch.

“Để đảm bảo năng suất, chất lượng nấm, sau mỗi đợt thu hoạch, tôi dành khoảng 10 ngày để vệ sinh, khử khuẩn rồi mới làm tiếp đợt sau”-chị Hương bộc bạch. Tại “Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2018” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức mới đây, chị Hương mong muốn mô hình trồng nấm rơm sạch của mình nhận được sự quan tâm, hỗ trợ vay vốn để mở rộng diện tích, bởi nhu cầu của thị trường vẫn khá cao.

Nhận xét về mô hình trồng nấm rơm sạch của chị Trịnh Thị Hương, bà Dư Thị Mỹ-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Chrôh Pơnan, cho rằng: “Nhờ có trại nấm nên thu nhập của gia đình chị Hương dần ổn định và ngày càng phát triển. Hội cũng động viên gia đình chị Hương mở rộng diện tích trại nấm để phát triển nghề bền vững”.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

(GLO)- Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chanh dây không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản của Gia Lai thâm nhập thị trường tỷ dân mà còn trao cho ngành hàng này “vé thông hành” để bước vào thị trường lớn.

Giá hạt điều xuất khẩu tăng 28%

Giá hạt điều xuất khẩu tăng 28%

(GLO)- Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Hải quan, trong tháng 3-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 55.839 tấn hạt điều, trị giá hơn 384 triệu USD (giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được Trung ương giao, Sở Dân tộc và Tôn giáo Gia Lai phối hợp cùng các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.