Gia Lai triển khai các nhiệm vụ năm học 2023-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký ban hành Công văn số 2496/UBND-KGVX ngày 18-9-2023 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, để triển khai tốt nhiệm vụ năm học với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23-8-2023 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành Giáo dục.

Sở GD-ĐT triển khai đồng bộ các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm tra thường xuyên về việc triển khai 7 kế hoạch lớn của ngành Giáo dục đã ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế giáo viên trong năm học 2023-2024 để tổ chức tuyển dụng khi cấp thẩm quyền giao nhằm đảm bảo việc dạy và học. Rà soát việc thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh như: hỗ trợ sách giáo khoa, thẻ bảo hiểm y tế, miễn-giảm học phí, hỗ trợ gạo, hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa..., tuyệt đối không để các em không đến trường do hoàn cảnh khó khăn.

Giáo viên Trường Tiểu học Ia Nhin (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) chuẩn bị sách giáo khoa để tặng cho học sinh khó khăn vào đầu năm học 2023-2024. Ảnh: Mộc Trà
Giáo viên Trường Tiểu học Ia Nhin (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) chuẩn bị sách giáo khoa để tặng cho học sinh khó khăn vào đầu năm học 2023-2024. Ảnh: Mộc Trà

Cùng với đó, Sở GD-ĐT cần rà soát cơ sở vật chất để triển khai có hiệu quả kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học và kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025. Trong đó, rà soát toàn bộ trường chuẩn quốc gia, lập danh sách các trường đang nợ tiêu chí đạt chuẩn, phương án trả nợ tiêu chí đạt chuẩn và kế hoạch nâng chuẩn theo tiêu chí mới quy định của Bộ GD-ĐT tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26-5-2020 về việc hành quy định điều kiện tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường có nhiều cấp học.

Mặt khác, Sở GD-ĐT phải chú trọng xây dựng và triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn; rà soát đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục của hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú, các cơ sở giáo dục có mô hình “bán trú dân nuôi”. Từ đó, xây dựng đề án củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số, phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn phù hợp với thực tiễn, từng bước đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân. Thời gian thực hiện và hoàn thành trong học kỳ I năm học 2023-2024 (trước ngày 31-12-2023).

Sở GD-ĐT thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an toàn trường học, phòng-chống ma túy xâm nhập trường học, bạo lực học đường, tai nạn thương tích, đuối nước; xây dựng văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục và bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Hướng dẫn thu, chi đầu năm học nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu các khoản thu trái quy định; đồng thời tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các sở: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, có trách nhiệm phối hợp với Sở GD-ĐT trong việc bảo đảm các nguồn lực, điều kiện cần thiết và làm tốt công tác tuyên truyền để ngành Giáo dục triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, nhất là về đầu tư cơ sở vật chất trường học, lớp học, trang thiết bị dạy học; giải quyết về biên chế, chế độ chính sách, kinh phí; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngành Giáo dục.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội cùng các hội, đoàn thể tỉnh tăng cường công tác giám sát, chủ động phối hợp với ngành Giáo dục và UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ cho giáo dục; động viên về vật chất, tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, huy động học sinh ra lớp, tạo sự đồng thuận của xã hội, gia đình và nhà trường để cùng ngành Giáo dục triển khai tốt nhiệm vụ năm học đề ra, góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh.

Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong, huyện Kbang) đến nhà vận động học sinh tới lớp. Ảnh: Mộc Trà
Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong, huyện Kbang) đến nhà vận động học sinh tới lớp. Ảnh: Mộc Trà

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024 tại địa phương. Trong đó, chú trọng thực hiện việc tuyển dụng viên chức giáo viên, gắn với bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học mới; chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tổ chức thực hiện các chính sách về giáo dục; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của địa phương, tránh trường hợp tố cáo, khiếu nại vượt cấp.

Bên cạnh đó, triển khai chuyển đổi trường mẫu giáo sang trường mầm non để huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp; tiếp tục sắp xếp lại các trường phổ thông có quy mô nhỏ trên cùng địa bàn xã hoặc liên xã để hình thành trường phổ thông có một hoặc nhiều cấp học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị nhưng không làm tăng thêm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở GD-ĐT xây dựng Đề án củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số, phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn; chủ động bố trí kinh phí để hoàn thiện các hạng mục phòng cháy-chữa cháy các công trình hiện trạng của trường nội trú thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ; đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học.

Ngoài ra, bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; quan tâm, chỉ đạo tăng cường dạy tiếng Việt cho các em dân tộc thiểu số; đồng thời, triển khai có hiệu quả kế hoạch dạy tiếng Bahnar, Jarai cho học sinh dân tộc thiểu số tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: 200 học sinh được trang bị kỹ năng phòng-chống đuối nước

Pleiku: 200 học sinh được trang bị kỹ năng phòng-chống đuối nước

(GLO)- Sáng 6-5, tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Yên Đỗ phối hợp với Đoàn Thanh niên, Trạm Y tế phường tổ chức tập huấn kỹ năng “Phòng-chống đuối nước, tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em” cho hơn 200 em học sinh của trường.
406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.