Gia Lai thành lập Ban Khuyến học trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo, dòng họ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội Khuyến học tỉnh Gia Lai vừa có văn bản hướng dẫn thành lập Ban Khuyến học ở tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ và hội đồng hương trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Khuyến học là tổ chức khuyến học trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang, cơ sở tôn giáo, dòng họ, và hội đồng hương... từ cấp tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Hội Khuyến học huyện Chư Sê trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Chư Pơng). Ảnh: P.N
Hội Khuyến học huyện Chư Sê trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Chư Pơng). Ảnh: P.N

Tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang, cơ sở tôn giáo, dòng họ và hội đồng hương... thành lập Ban Khuyến học và lấy tên là: Ban Khuyến học + tên đơn vị. Ví dụ: Ban Khuyến học Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban Khuyến học Hội Nông dân tỉnh Gia Lai; Ban Khuyến học Chùa Bửu Long, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Ban Khuyến học dòng họ Phạm tại huyện Đak Đoa...;

Ban Khuyến học thuộc đơn vị cấp nào thì trực thuộc Hội Khuyến học cấp đó trong phạm vi quản lý hành chính của địa phương và chịu sự lãnh đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức thành lập Ban Khuyến học.

Hoạt động của Ban Khuyến học phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và chịu sự hướng dẫn của Hội Khuyến học cấp trên trực tiếp thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.

Căn cứ Điều lệ Hội, nhu cầu hoạt động khuyến học, ý kiến của cấp ủy cơ quan, đơn vị, sự hướng dẫn của Hội Khuyến học, Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập và quy định nội dung hoạt động của Ban Khuyến học cơ quan. Căn cứ Điều lệ Hội, nhu cầu hoạt động của Ban Khuyến học doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ, hội đồng hương... và sự hướng dẫn của Hội Khuyến học cấp trên trực tiếp, người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ... quyết định thành lập và quy định nội dung hoạt động của Ban Khuyến học đơn vị.

Tổ chức Ban Khuyến học gồm có Trưởng ban là người đứng đầu (hoặc cấp phó) đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ...; thành viên: đối với cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp thành viên gồm đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ...; đối với các cơ sở tôn giáo, dòng họ, hội đồng hương, thành viên gồm đại diện của cơ sở tôn giáo, chi họ, chi hội...

Sau khi có quyết định thành lập Ban Khuyến học, các cơ quan, đơn vị gửi quyết định về Hội Khuyến học cấp trên trực tiếp để tổng hợp báo cáo Hội Khuyến học tỉnh. Hội Khuyến học tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Hội Khuyến học Việt Nam theo quy định. Thời hạn báo cáo kết quả thành lập Ban Khuyến học về Hội Khuyến học tỉnh Gia Lai (số 40, đường Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) chậm nhất vào ngày 30-10-2024 . 

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.