Chăm lo khuyến học, khuyến tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài hướng đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí ở địa phương.

Huyện Chư Sê hiện có 15 hội khuyến học cơ sở, 176 chi hội trực thuộc, 35 ban khuyến học trong các đơn vị trực thuộc xã, các dòng họ với tổng số 26.284 hội viên. Thời gian qua, Hội Khuyến học huyện đã triển khai có hiệu quả công tác xây dựng mô hình xã hội học tập với hơn 23.000 gia đình được công nhận gia đình học tập; 49 dòng họ được công nhận dòng họ học tập; 119 khu dân cư được công nhận cộng đồng học tập; 15/15 xã, thị trấn được công nhận cộng đồng học tập cấp xã. Có được kết quả này là sự nỗ lực của các cấp Hội, sự hưởng ứng, phối hợp, hỗ trợ hiệu quả của các địa phương trong hoạt động khuyến học, khuyến tài.

Điểm nổi bật trong phong trào khuyến học, khuyến tài của huyện Chư Sê là việc đẩy mạnh công tác khuyến học trong các gia đình, từ đó xuất hiện nhiều “dòng họ hiếu học” như: dòng họ Đặng ở xã Ia Blang, dòng họ Ksor ở xã Hbông, dòng họ Đồng ở xã Ia Pal, dòng họ Hồ ở thị trấn Chư Sê… Năm 2023, toàn huyện có trên 24.000 gia đình đăng ký danh hiệu “Gia đình học tập”; 24 dòng họ đăng ký danh hiệu “Dòng họ hiếu học”; 123 cộng đồng đăng ký thôn, làng, tổ dân phố học tập; 64 đơn vị đăng ký thi đua học tập.

Hội Khuyến học huyện Chư Sê trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Chư Pơng). Ảnh: P.N

Hội Khuyến học huyện Chư Sê trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Chư Pơng). Ảnh: P.N

Là đơn vị tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài của huyện, Chi hội Khuyến học xã Ia Blang đã thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập sâu rộng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Bà Lê Thị Lý-Chi hội trưởng-thông tin: Những năm qua, Chi hội luôn chú trọng vận động xã hội hóa, tạo nguồn quỹ khuyến học để tuyên dương, khen thưởng học sinh trong học tập. Từ đầu năm đến nay, thông qua hình thức vận động và thu hội phí, quỹ khuyến học của Chi hội đã thu hơn 22 triệu đồng. Từ số tiền này, Chi hội đã khen thưởng 296 cháu đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi các cấp và thăm hỏi, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi. Ngoài ra, hàng năm, Chi hội còn hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập cho 60 học sinh mồ côi.

“Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các trường nắm bắt từng hoàn cảnh, kịp thời giúp đỡ các em. Ngoài dành phần quà thiết thực, Chi hội còn kết nối với các tổ chức, cá nhân trao học bổng cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”-bà Lý chia sẻ.

Với những hoạt động hiệu quả, nhiều năm liền, Chi hội Khuyến học xã Ia Blang được tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đặc biệt, năm 2022, Chi hội được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen.

Theo ông Dương Chí Nghĩa-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Chư Sê, để phong trào khuyến học đi vào nền nếp và ngày càng phát triển, Hội đã chủ động xây dựng tổ chức Hội theo hướng vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng, hướng mạnh về cơ sở và phối hợp với các lực lượng cùng hoạt động hiệu quả; lấy đảng viên làm nòng cốt, lấy gia đình, dòng họ, khu dân cư làm nền tảng để xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội đã huy động nguồn lực cho công tác khuyến học, khuyến tài được hơn 583 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí này, Hội sẽ hỗ trợ các học sinh trước thềm năm học mới 2023-2024 gồm: tặng đồng phục cho học sinh 7 trường (100 bộ/trường), hỗ trợ 5.000 cuốn vở, tặng 500 suất quà (200 ngàn đồng/suất), tặng 50 suất học bổng (500 ngàn đồng/suất), hỗ trợ 9 triệu đồng cho 2 học sinh khuyết tật Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hội Khuyến học huyện Chư Sê phối hợp với các tổ chức, cá nhân tặng xe đạp cho học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Phan Bội Châu, xã Ayun. Ảnh: Phạm Ngọc

Hội Khuyến học huyện Chư Sê phối hợp với các tổ chức, cá nhân tặng xe đạp cho học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Phan Bội Châu, xã Ayun. Ảnh: Phạm Ngọc

Đồng thời, Hội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện tặng 150 bộ sách giáo khoa cho học sinh xã Hbông. Ngoài ra, Hội còn hỗ trợ 50 em học sinh người dân tộc thiểu số (500 ngàn đồng/em) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Mới đây, Hội cũng đã phối hợp khai giảng lớp xóa mù chữ tại 14 xã.

“Thời gian tới, Hội tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các Hội cơ sở, tập trung xây dựng các mô hình học tập trong nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư. Cùng với đó, tiếp tục vận động các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây dựng quỹ khuyến học nhằm kịp thời động viên, khen thưởng, hỗ trợ các em học sinh, các mô hình khuyến học, gương người tốt, việc tốt trong công tác khuyến học, qua đó, đưa phong trào đi vào chiều sâu, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng”-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Chư Sê nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.