Gia Lai: Tạo bước đột phá về dạy và học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần 400 ngàn học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai (tăng hơn 9.700 học sinh so với năm học trước) đang chuẩn bị bước vào năm học mới. Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã xác định rõ nhiệm vụ và định hướng cụ thể nhằm tạo bước đột phá trong năm học 2018-2019.
Ngày 20-8, học sinh bậc THCS và THPT hệ phổ thông sẽ tựu trường để chuẩn bị cho tuần thực học bắt đầu từ ngày 27-8; học sinh bậc Tiểu học và Mầm non tựu trường vào ngày 27-8 để bước vào tuần thực học bắt đầu từ ngày 4-9. Riêng học sinh bậc THCS và THPT hệ giáo dục thường xuyên có cùng thời gian tựu trường vào ngày 10-9, thời gian vào học chính thức từ ngày 17-9. Tất cả các trường trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức khai giảng vào ngày 5-9. Một trong những mục tiêu quan trọng trong năm học 2018-2019 được ngành GD-ĐT tỉnh xác định là đảm bảo về cơ sở vật chất, số lượng giáo viên đứng lớp có trình độ chuẩn để nâng cao chất lượng giáo dục.
Sẵn sàng về cơ sở vật chất
 Các trường học trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng bước vào năm học mới (ảnh minh họa).
Các trường học trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng bước vào năm học mới (ảnh minh họa).
Một số kết quả đạt được trong năm học 2017-2018: tổ chức thành công cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học với 51/70 đề tài đạt giải cấp tỉnh, 4 đề tài đạt giải cấp quốc gia và 1 đề tài được chọn dự thi cấp quốc tế tại Hoa Kỳ; 14/52 học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi bậc THPT cấp quốc gia; hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia 2018 an toàn, nghiêm túc với tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT là 95,34% (tăng 2,48% so với năm học trước)... Đến nay, toàn tỉnh có 269/836 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 32,18%.

Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 745 trường học từ bậc Mầm non đến THPT. Thực hiện việc dồn điểm trường, sáp nhập các trường có quy mô nhỏ thành trường có nhiều cấp học và tổ chức lại quy mô lớp học, năm học này, toàn tỉnh đã giảm 190 điểm trường (bậc Mầm non 61 điểm, bậc Tiểu học 125 điểm, bậc THCS 4 điểm), giảm 406 lớp, 56 đơn vị trường học. Trong đó, ghép các cơ sở bậc mầm non: 7 trường; ghép trường Tiểu học với trường THCS thành trường Tiểu học và THCS: 45 trường; ghép trường THCS với trường THPT thành trường THCS và THPT: 4 trường. Số trường, số lớp đều giảm mạnh nhưng năm học 2018-2019, toàn tỉnh lại tăng 9.772 học sinh. Điều này đã gây ra một số khó khăn trong việc sắp xếp sĩ số học sinh trong các lớp. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, các đơn vị đã có kế hoạch phù hợp, xây dựng thêm phòng học tại các điểm trường chính để sẵn sàng tiếp nhận học sinh.

Năm nay, TP. Pleiku có 67 đơn vị trường học với hơn 47 ngàn học sinh (tăng khoảng 1.500 học sinh so với năm học trước). Thực hiện chủ trương sáp nhập các trường có quy mô nhỏ, thành phố đã giảm 4 trường từ  bậc Mầm non đến THCS. Trao đổi về việc này, ông Nguyễn Đình Thức-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GD-ĐT thành phố-cho biết: “Trước khi có quyết định sáp nhập của UBND tỉnh, chúng tôi đã đi trước một bước trong khâu sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên hợp lý. Đến nay, các đơn vị sáp nhập đã sẵn sàng tiếp nhận học sinh, ổn định việc dạy và học. Các trường khác thì cơ sở vật chất, trang-thiết bị đã đảm bảo cho năm học mới. Riêng công trình nhà vệ sinh, chúng tôi đang chỉ đạo các trường rà soát lại để có kế hoạch tu sửa và xây mới. Trong năm học này, ngành GD-ĐT thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác giữ vệ sinh trong trường học”. Bên cạnh việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học, Phòng GD-ĐT TP. Pleiku cũng đã tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn.
Đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp
Mục tiêu năm học 2018-2019: Tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp để nâng cao chất lượng GD-ĐT; đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp. Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mũi nhọn với các mục tiêu đạt giải quốc tế tại các kỳ thi học sinh giỏi lớp 12, cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học; nâng cao tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT từ 95,34% lên 96%; nâng cao tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh đạt trên 90% tại các vùng dân tộc thiểu số; nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia từ 32,18% lên trên 35%...

Năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT tỉnh phải tìm ra giải pháp hợp lý để đảm bảo đủ số giáo viên đứng lớp, đặc biệt ở bậc Mầm non với 2 giáo viên/lớp, trong khi toàn tỉnh hiện thiếu gần 2.000 giáo viên biên chế. “Ngành tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện dồn điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương nhằm điều tiết cán bộ quản lý, nhân viên; tăng cường công tác kiêm nhiệm để giảm tối đa số lượng biên chế nhân viên, ưu tiên hết biên chế được giao chưa tuyển dụng cho đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, ngành sẽ thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa một số mô hình như: nhà trẻ, mẫu giáo 3-4 tuổi ở các vùng thuận lợi, có điều kiện để lấy biên chế bổ sung cho các cơ sở giáo dục Mầm non vùng khó khăn; đồng thời cân đối thừa, thiếu giáo viên các cấp học, bậc học và giữa các đơn vị trong cùng cấp học với mục tiêu đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp”-ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-cho biết.
Cũng theo ông Lê Duy Định, Sở GD-ĐT cũng đề xuất UBND tỉnh cho phép ưu tiên tuyển dụng giáo viên năm 2018 đối với bậc học Mầm non, Tiểu học vì 2 cấp học này phải bố trí từ 1 đến 2 giáo viên đứng lớp ở mỗi lớp; quyết tâm không để tình trạng có lớp học mà không có giáo viên. Sở cũng đề xuất các cấp có thẩm quyền thực hiện việc giao biên chế theo đúng quy định của Nhà nước, đặc biệt là cho phép hợp đồng giáo viên theo nhu cầu thực tế. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên nhằm phục vụ mục tiêu năm học mới, Sở đã hoàn thành các lớp bồi dưỡng hè cho gần 20 ngàn cán bộ, giáo viên. “Những lớp bồi dưỡng hè từ chuyên môn, nghiệp vụ đến lý luận chính trị thực sự bổ ích đối với cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường. Đến nay, chúng tôi đã sẵn sàng bước vào năm học mới”-thầy Nguyễn Ngọc Duy-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Cao Vân (huyện Chư Sê) nói.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.