Gia Lai tăng cường truyền thông Tháng vận động bảo hiểm xã hội toàn dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai, tháng 5 là Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân và là đợt truyền thông cao điểm nhằm phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022.
Theo đó, BHXH tỉnh sẽ chỉ đạo BHXH các cấp rà soát, phân loại chủ thể tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình để có nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp. Trên cơ sở rà soát, đánh giá, Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng, Phòng Quản lý thu và BHXH cấp huyện phân loại chủ thể tham gia thành 3 nhóm để có nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông trọng tâm, trọng điểm, sát với từng nhóm chủ thể.
Cụ thể, nhóm 1: nhóm người dân có thu nhập ổn định, có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, gồm hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại; người nhận khoán đất, khoán rừng, khoán mặt nước; thợ thủ công, lao động trong các hợp tác xã, làng nghề truyền thống; người làm nghề tự do có thu nhập như buôn bán, kinh doanh cá thể, tiểu thương, chủ nhà trọ, người bán hàng online, tài xế xe công nghệ; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng lương; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố… 
Ngành BHXH sẽ tăng cường công tác truyền thông trong Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân (tháng 5) nhằm phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện
Ngành BHXH tỉnh sẽ tăng cường công tác truyền thông trong Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân (tháng 5) nhằm phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Ảnh: Như Nguyện
Nhóm 2: nhóm người dân có mức sống trung bình, gồm hộ gia đình nông dân, hộ nông-lâm-ngư nghiệp có mức sống trung bình; người buôn bán nhỏ tại các khu chợ; lao động thuộc các hội, hiệp hội.
Nhóm 3: nhóm người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định, khó có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình (trừ nhóm được ngân sách nhà nước đóng).
Nội dung truyền thông tập trung tăng cường truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; truyền thông sâu rộng về ý nghĩa, vai trò, lợi ích, tính nhân văn của chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; giúp người dân hiểu rõ chính sách BHXH, BHYT là 2 chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân theo quy định của pháp luật, không vì mục tiêu lợi nhuận. Các đơn vị tiếp tục tuyên truyền những quyền lợi thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện và chính sách hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của nhà nước, BHYT hộ gia đình từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương. Đồng thời, BHXH các cấp tiếp tục vận động, cổ vũ các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, các tập đoàn kinh tế và các tổ chức, cá nhân tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn; vận động tiếp tục duy trì sự hỗ trợ trong những năm tiếp theo. 
Được biết, đến hết quý I-2022, toàn tỉnh có 91.875 người tham gia BHXH, tăng 1,6% so với cuối năm 2021, đạt 14,2% lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó, tham gia BHXH bắt buộc là 77.696 người (tăng 0,33%) và 14.179 người tham gia BHXH tự nguyện (tăng 8,8%). Ngoài ra, tổng số tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh là 65.758 người, tăng 0,6% so với cuối năm 2021, đạt 11,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Tính đến hết ngày 31-3, toàn tỉnh có 1.198.035 người tham gia BHYT, tăng 12.296 người so với cuối năm 2021, bằng khoảng 80% dân số. 
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.