Gia Lai: Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm nên số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp. Tỉnh cũng đã thành lập các cụm liên kết bảo vệ rừng, tổ liên ngành tại các địa phương có rừng nhằm bảo vệ, quản lý và phát triển thêm diện tích rừng trên địa bàn.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Pah) tổ chức tuần tra. Ảnh: N.D
Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tổ chức tuần tra. Ảnh: N.D

Các địa phương, đơn vị chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bố trí lực lượng trực 24/24 giờ trong những tháng cao điểm; tuần tra, canh gác lửa rừng tại các trọng điểm cháy; kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ dân về kỹ thuật xử lý thực bì trong sản xuất nương rẫy không để xảy ra cháy rừng. 

Trong năm 2022, đã có 8 huyện gồm: Chư Pưh, Đak Đoa, Kông Chro, Krông Pa, Chư Păh, Ia Pa, Đức Cơ, Chư Prông xây dựng kế hoạch giao rừng được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích là 6.851,38 ha. Đến nay, các huyện đã thực hiện công khai kế hoạch giao rừng tại trụ sở UBND huyện và các xã có diện tích rừng, dự kiến giá, triển khai các thủ tục đấu thầu theo quy định. 

Nhờ triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt nên tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm. Trong 6 tháng đầu năm, ngành chức năng đã kiểm tra phát hiện, bắt giữ 154 vụ vi phạm, giảm 82 vụ (tương đương 34,74%) so với cùng kỳ năm 2021; xử lý hành chính 68 vụ; tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu là 326,7 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng công tác tuyên truyền, phát động toàn dân tham gia bảo vệ rừng, gắn với việc cơ chế mua tin báo tố giác lâm tặc; xử lý kịp thời các trường hợp phát, lấn rừng làm nương rẫy; tổ chức giáo dục, kiểm điểm trước dân làng đối với các đối tượng lấn chiếm, phá rừng trái phép hoặc tiếp tay cho lâm tặc.

Đồng thời, thường xuyên xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương với đơn vị chủ rừng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

HẰNG PHẠM (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Hội LHPN huyện Chư Sê đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Sê phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng; được đông đảo người dân đón nhận và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Vùng biên chuyển mình

Vùng biên chuyển mình

(GLO)- Những năm qua, các chương trình, dự án được triển khai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên khu vực biên giới tỉnh Gia Lai đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân.
Điều chỉnh thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công: Tạo thuận lợi để các dự án “về đích”

Điều chỉnh thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công: Tạo thuận lợi để các dự án “về đích”

(GLO)- Mới đây, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đối với 34 dự án nguồn ngân sách địa phương từ năm 2023 sang năm 2024. Việc điều chỉnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án “về đích”.

Huyện Đức Cơ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Ảnh: H.D

Đức Cơ: Phấn đấu 100% cán bộ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào năm 2025

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ vừa ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thành lập 31 tổ truyền thông cộng đồng

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thành lập 31 tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Qua 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (giai đoạn 1: 2021-2025) tại 31 thôn, làng đặc biệt khó khăn, Hội Liên hiệp phụ nữ  huyện Chư Păh  đã thành lập 31 Tổ truyền thông cộng đồng với 298 thành viên.