Gia Lai: Phó Thống đốc Đào Minh Tú khảo sát cho vay tái canh cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 16-7, trong chuyến công tác tại Gia Lai, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã có chuyến khảo sát Chương trình cho vay tái canh cà phê tại Công ty Cà phê Ia Sao 1, xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khảo sát vườn cà phê tái canh của Công ty cà phê Ia Sao 1
Phó Thống đốc Đào Minh Tú khảo sát vườn cà phê tái canh của Công ty cà phê Ia Sao 1. Ảnh: Kế Hiền

Tại Công ty Cà phê Ia Sao 1, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã nghe lãnh đạo Công ty báo cáo kết quả thực hiện chương trình tái canh cà phê. Theo đó, đến nay diện tích thực hiện tái canh của Công ty là 400 ha/tổng diện tích 502 ha. Cụ thể trong giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2015 công ty đã tái canh 200 ha, hiện 128 ha đã đưa vào kinh doanh và Công ty đang tiến hành tái canh giai đoạn 2 từ năm 2014 đến nay với diện tích 200 ha (đã thực hiện được 130 ha).

Về nguồn vốn tái canh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Ia Grai đã đáp ứng đầy đủ với lãi suất ưu đãi theo đúng quy định. Nhờ thực hiện đúng quy trình tái canh theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nên vườn cây đảm bảo chất lượng (tỷ lệ cây loại A và loại B đạt 80-90%).

Thông tin thêm về Chương trình cho vay tái canh cà phê, ông Trần Ngọc Đức-Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Ia Grai cho biết: Hiện nay việc triển khai Chương trình cho vay tái canh cà phê đối với các công ty cà phê cơ bản thuận lợi, vì các công ty có diện tích tái canh lớn, thực hiện tốt quy trình tái canh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể, đến nay chi nhánh đã giải ngân cho Công ty Cà phê Ia Sao 1 17,7 tỷ đồng/39 tỷ đồng theo hợp đồng; đã giải ngân cho Công ty Cà phê 705 5,2 tỷ đồng/17,6 tỷ đồng theo hợp đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình đối với các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vì diện tích tái canh của các hộ dân ít nên người dân không muốn phá bỏ toàn bộ vườn cà phê để tái canh mà chỉ trồng thay thế từng phần, do đó không đảm bảo quy trình tái canh. Bên cạnh đó, việc vay vốn phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khi khách hàng đã thế chấp ở các ngân hàng khác. Ngoài ra một số người dân cho rằng mức cho vay 150 triệu đồng/ha như hiện nay là thấp so với nhu cầu vốn tái canh. Do vậy, đề nghị NHNN Việt Nam nghiên cứu, sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, đặc biệt là cho phép các ngân hàng thương mại khác cùng tham gia cho vay tái canh và nâng định mức cho vay lên khoảng 200 triệu đồng/ha.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú ghi nhận, đánh giá cao sự tích cực vào cuộc, kịp thời triển khai Chương trình cho vay tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh của NHNN chi nhánh tỉnh và các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, Phó Thống đốc cho biết sẽ báo cáo Thống đốc chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan để xem xét và có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Kế Hiền

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.