Gia Lai phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 25-9-2024 về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030 cho các huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc xác định trên thực địa và khoanh định trên nền bản đồ địa chính đối với các chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ cũng như các chỉ tiêu sử dụng đất do địa phương xác định để khẩn trương lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 và xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Các huyện, thị xã, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: Mộc Trà

Các huyện, thị xã, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: Mộc Trà

Việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng phải có kế hoạch cụ thể phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên kế hoạch huy động tài chính cho công tác thu hồi đất, tái định cư, thu hút các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng đất, không để đất hoang hóa; đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế-xã hội và môi trường, phát triển bền vững.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có liên quan đến sử dụng đất đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất, đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành quốc gia.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định trình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo đúng quy định; theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện, tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu giữa các địa phương chưa sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả cho các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư, khai thác sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững; đồng thời, làm cơ sở để UBND tỉnh báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2026-2030 theo quy định của pháp luật đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất cấp thẩm quyền điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất do có biến động về nguồn lực thực hiện quy hoạch, hình thành dự án trọng điểm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng làm thay đổi định hướng sử dụng đất; theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện, tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu giữa các địa phương chưa sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả cho các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư, khai thác sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững.

Sở Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp rà soát khoanh vùng vị trí, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sở Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp rà soát khoanh vùng vị trí, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT để tiếp nhận bản đồ, sơ đồ Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; chủ trì phối hợp rà soát khoanh vùng vị trí, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai (đặc biệt là quy hoạch đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên) cụ thể đến đơn vị hành chính cấp huyện.

Xem cụ thể chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030 được phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố .

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.