Gia Lai: Ổn định phát triển chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 7-2, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 427/UBND-NL về việc ổn định phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
 

Ảnh minh họa (Internet).
Ảnh minh họa (Internet).

Công văn nêu rõ: Hiện nay, ngành chăn nuôi heo trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng gặp khó khăn vì giá heo hơi xuống rất thấp, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Nhằm giảm thiểu khó khăn cho người chăn nuôi heo, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại quy hoạch chăn nuôi heo gắn với thị trường tiêu thụ và tiềm năng của từng địa phương. Việc mở rộng quy mô đàn heo trên địa bàn phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường, nhất là quy mô đàn heo nái; khuyến khích thay đổi cơ cấu giống và phát triển các giống cao sản, giống đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm, tránh rủi ro. Các địa phương cần khuyến khích phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết, có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất, dịch vụ của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội, hiệp hội với các hộ chăn nuôi…

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi heo nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho tiêu dùng nội địa và yêu cầu của các nước nhập khẩu; tổng hợp quy mô đàn heo nái và đàn heo thịt đã đến tuổi xuất chuồng tới cuối tháng 2-2017, báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh, Cục Chăn nuôi về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi heo bền vững, hiệu quả.

Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.