Gia Lai nâng cao năng lực tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tập huấn nâng cao năng lực tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cốt cán các trường Phổ thông Dân tộc bán trú.

Dự tập huấn có 126 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ quản lý giáo dục đến từ các phòng GD-ĐT và các trường học trên địa bàn tỉnh.

ong-tran-ba-cong-pho-giam-doc-so-gd-dt-tinh-gia-lai-phat-bieu-tai-le-khai-mac.jpg
Ông Trần Bá Công-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Thu Nguyên

Tại tập huấn, các đại biểu được tiếp cận một số vấn đề chung về khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường Phổ thông Dân tộc bán trú và trường Phổ thông có học sinh ở bán trú; các kiến thức, kỹ năng cơ bản và nội dung, hình thức giáo dục khởi nghiệp cho học sinh dựa vào du lịch cộng đồng; thực hành hướng dẫn học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xây dựng kế hoạch khởi nghiệp từ thế mạnh của địa phương.

Phát biểu khai mạc tập huấn, ông Trần Bá Công-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-nhấn mạnh: Công tác khởi nghiệp đã được Chính phủ triển khai từ sớm qua rất nhiều chương trình. Tuy nhiên, khởi nghiệp đối với học sinh tại các trường Phổ thông Dân tộc bán trú và trường Phổ thông có học sinh ở bán trú là một chương trình mới.

Do đó, phương pháp tiếp cận và hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn cho các em sẽ có nhiều điểm khác biệt. Từ những kiến thức, kỹ năng cần thiết, hội nghị được kỳ vọng mang lại những kết quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong học sinh. Cùng với đó, giáo viên có thể tư vấn hiệu quả cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số về các cơ hội khởi nghiệp, giúp các em tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp và xây dựng tương lai.

quang-canh-hoi-nghi.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Nguyên

Hội nghị tập huấn diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 29 đến 31-10).

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.

Gia Lai chủ động phòng- chống bệnh sởi trong trường học

Gia Lai chủ động phòng- chống bệnh sởi trong trường học

(GLO)- Từ tháng 10-2024 đến nay, ca mắc sởi có dấu hiệu gia tăng trong cộng đồng trên địa bàn Gia Lai. Tính đến sáng 14-12, Gia Lai ghi nhận 148 ca mắc sởi và 237 ca nghi ngờ; hầu hết ca mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi. Trước tình hình đó, các trường mầm non tại Gia Lai chủ động phòng- chống dịch.

Sân chơi hấp dẫn của học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai

Sân chơi hấp dẫn của học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai

(GLO)- Vòng chung khảo hội thi “Olympic tiếng Anh” trong học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai năm học 2024-2025 vừa được Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức thành công vào chiều 13-12. Học sinh, sinh viên đã có cơ hội thể hiện tài năng tiếng Anh và sự am hiểu kiến thức xã hội.

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.