Giáo dục khởi nghiệp cho học sinh từ giá trị văn hóa dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giáo dục khởi nghiệp từ giá trị văn hóa dân tộc là nội dung được các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai đặc biệt chú trọng.

Thông qua giáo dục khởi nghiệp, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) sẽ có hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó gìn giữ, phát huy và vận dụng vào quá trình khởi nghiệp sau này.

giao-duc-khoi-nghiep-cho-hoc-sinh-tu-gia-tri-van-hoa-dan-toc-bg-2983.jpg
Giáo dục khởi nghiệp từ giá trị văn hóa dân tộc là nội dung được Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Pa triển khai với nhiều cách làm sáng tạo. Ảnh: M.K

Trước đây, giáo dục khởi nghiệp từ giá trị văn hóa dân tộc là một trong những nội dung mới trong nhiều trường học, đặc biệt là các trường có 100% học sinh DTTS. Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác này được nhiều đơn vị trường học quan tâm tuyên truyền, giáo dục thông qua các hình thức khác nhau.

Tại Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai, hoạt động giáo dục này được nhà trường lồng ghép trong chương trình các môn học và qua các hội thi, hội diễn cũng như phương tiện truyền thông.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: Toàn trường có 150 học sinh gồm các dân tộc như: Jrai, Bahnar, Dao, Thái, Nùng… Trong bối cảnh hiện nay, nhà trường luôn xác định việc giáo dục khởi nghiệp từ giá trị văn hóa dân tộc cho các em là cần thiết.

Theo đó, với mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc và khai thác giá trị văn hóa các dân tộc có học sinh đang học tại trường vào giảng dạy, chúng tôi đã tổ chức các hoạt động như: phục dựng, thuyết trình, sân khấu hóa… Qua đó, học sinh có thể tiếp cận và hiểu đúng về việc khởi nghiệp trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Sau này, các em sẽ có định hướng cho nghề nghiệp và cũng có thể khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường với những dự án mang đặc thù của văn hóa truyền thống.

Hình thức giáo dục khởi nghiệp mà Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai lựa chọn là các hoạt động thiết thực, dễ tiếp nhận và tạo được hứng thú cho học sinh. Với hoạt động phục dựng “Làng văn hóa dân tộc nội trú”, giáo viên đã đưa các em học sinh trở lại với hình ảnh những ngôi làng cách đây 10 năm về trước.

Em Puih Nhung (lớp 7) hào hứng chia sẻ: “Chúng em rất hứng thú với các hoạt động giáo dục về truyền thống. Thầy cô hướng dẫn chúng em sưu tầm, lưu giữ những dụng cụ lao động sản xuất, sinh hoạt của dân tộc mình. Ngoài ra, chúng em còn được tham gia cuộc thi vẽ tranh về giá trị văn hóa và đan các sản phẩm truyền thống từ len. Em có chút năng khiếu đan len nên có thể khởi nghiệp từ việc đan các sản phẩm này”.

Trong khi đó, giáo dục khởi nghiệp từ giá trị văn hóa dân tộc cũng là nội dung được Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Pa triển khai với nhiều cách làm sáng tạo. Cô Võ Thị Thu Thủy-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Xuất phát từ đặc điểm của môi trường giáo dục chuyên biệt ở huyện vùng khó với 100% học sinh DTTS, nhà trường luôn chú trọng tổ chức các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của các DTTS.

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức truyền dạy cồng chiêng cho học sinh. Hiện nay, mỗi lớp đều có 1 đội cồng chiêng, thường xuyên tập luyện và biểu diễn trong các sự kiện quan trọng.

2mk-1593.jpg
Hình thức giáo dục khởi nghiệp mà Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Grai lựa chọn là các hoạt động thiết thực, tạo được hứng thú cho học sinh. Ảnh M.K

“Chúng tôi đã tổ chức một số hoạt động định hướng khởi nghiệp cho học sinh trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa dân tộc như: khai thác giá trị ẩm thực truyền thống; thi trang phục DTTS, thi hóa trang nhân vật lịch sử; vẽ tranh lễ hội của buôn làng; tổ chức thi các trò chơi dân gian…

Đối với học sinh người DTTS, ngoài cung cấp cho các em kiến thức nền tảng, cần có những kiến thức chuyên sâu hơn về kỹ năng khởi nghiệp, các ngành nghề có khả năng khởi nghiệp và khởi nghiệp trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa. Trên cơ sở đó, nhà trường cũng có thể hướng dẫn học sinh thực hành, trải nghiệm một số nghề cơ bản ở địa phương, lên kế hoạch những dự án phù hợp với lứa tuổi của các em”-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Pa thông tin.

Giáo dục khởi nghiệp cho học sinh là một trong những định hướng, mục tiêu quan trọng trong quá trình học tập tại nhà trường. Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã bám sát định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức nhiều hoạt động, giải pháp để giáo dục, hỗ trợ học sinh khởi nghiệp.

Hàng năm, các trường phổ thông dân tộc nội trú xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống của các DTTS, tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu về các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ và các đặc sản địa phương...

Thông qua giáo dục văn hóa dân tộc, học sinh người DTTS được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Bá Công nhấn mạnh: “Giáo dục khởi nghiệp từ giá trị văn hóa dân tộc là nội dung đang được các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu quả. Hoạt động này nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình; đồng thời, hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hóa truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động khởi nghiệp hiện tại cũng như sau này”.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.