Gia Lai mức lương tối thiểu tháng ở vùng IV mới là 3.450.000 đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 1424/SLĐTBXH-CSLĐ về việc triển khai Nghị định số 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ về lương tối thiểu.

Thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30-6-2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (viết tắt là Nghị định số 74/2024/NĐ-CP) và văn bản số 2299/VP-KTTH ngày 8-7-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai các Nghị định số 74/2024/NĐ-CP và số 75/2024/NĐ-CP ngày 30-6-2024 của Chính phủ.

Để triển khai thực hiện Nghị định đúng quy định, bảo đảm duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh; các sở, ban, ngành; Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh quan tâm phối hợp, triển khai phổ biến tuyên truyền nội dung Nghị định số 74/2024/NĐ-CP đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý thực hiện đúng về pháp luật lao động.

Từ ngày 1-7-2024, ở vùng III (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), mức lương tối thiểu tháng là 3.860.000 đồng/tháng. Ảnh minh họa
Từ ngày 1-7-2024, ở vùng III (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), mức lương tối thiểu tháng là 3.860.000 đồng/tháng. Ảnh minh họa

Từ ngày 1-7-2024, ở vùng III (TP. Pleiku), mức lương tối thiểu tháng là 3.860.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu giờ là 18.600 đồng/giờ. Ở vùng IV (các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai), mức lương tối thiểu tháng là 3.450.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu giờ là 16.600 đồng/giờ.

Về cơ chế và đối tượng áp dụng: Mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để người lao động, công đoàn và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương và trả lương cho người lao động. Trong đó, mức lương tối thiểu tháng được áp dụng đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo tháng; mức lương tối thiểu giờ được áp dụng đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo giờ.

Đối với người lao động đang hưởng lương theo các hình thức trả lương khác (theo: tuần, ngày, sản phẩm, lương khoán) thì mức lương đang trả theo các hình thức trả lương này quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định.

Việc quy đổi mức lương theo tháng hoặc theo giờ này do người sử dụng lao động lựa chọn, kết quả quy đổi nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ việc trả cho người lao động theo các hình thức so với mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh; Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 74/2024/NĐ-CP đến người lao động, tổ chức công đoàn cơ sở; các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế và người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định pháp luật lao động về mức lương tối thiểu.

Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo Công đoàn cấp trên cơ sở thường xuyên hỗ trợ kịp thời tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, người sử dụng lao động; rà soát các tiêu chuẩn, điều kiện lao động để đề xuất và đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động nhằm xác lập các thoả thuận về tiền lương và các điều kiện lao động khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, tổ chức công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động trong các hoạt động đối thoại, thương lượng; đặc biệt là thương lượng tập thể để thoả thuận về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, chuyên môn tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, tổ chức công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động trong các hoạt động đối thoại, thương lượng; đặc biệt là thương lượng tập thể để thoả thuận về tiền lương; kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, xử lý những vướng mắc đã phát sinh tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh tập huấn kỹ năng điều hành cho 6 Tổ truyền thông cộng đồng

Chư Pưh tập huấn kỹ năng điều hành cho 6 Tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Ngày 13-9, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn kỹ năng điều hành cho các Tổ truyền thông cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
Khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai

Khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 9-9, tại phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.