Gia Lai: Mưa lớn kéo dài nguy cơ mất mùa lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù bị ảnh hưởng nhẹ từ hai cơn bão số 4 và 5, nhưng sự tác động của dải hội tụ nhiệt đới qua khu vực Bắc Tây Nguyên và Trung bộ, kết hợp gió mùa Tây Nam nên trong những ngày qua, hầu hết các địa phương trong tỉnh Gia Lai đều có mưa trên diện rộng. Lượng mưa phổ biến tại các huyện phía Tây tỉnh từ 100 mm đến 200 mm, cá biệt có nơi trên 200 mm. Mưa lớn đã làm ngập úng và bồi lấp trên 500 ha lúa nước vụ mùa đang trong giai đoạn làm đòng gây thiệt hại nặng nề cho nông dân.
Nước ngập nông dân phải thu hoạch sớm. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nước ngập nông dân phải thu hoạch sớm. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trong những ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến mực nước tại các con suối trên địa bàn các huyện, thị xã dâng cao, nhất là khu vực phía Tây gây ngập úng và bồi lấp hàng trăm ha lúa vụ mùa. Theo thông tin sơ bộ từ Thường trực Ban Chỉ huy Phòng-chống lụt bão tỉnh, hai cơn bão số 4 và 5 mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã làm ngập úng, bồi lấp trên 500 ha lúa tại các huyện Chư Pah (khoảng 400 ha), Ia Grai trên 77 ha, TP. Pleiku trên 41 ha, ngoài ra mực nước các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh cũng đã gây ngập úng khiến nguy cơ mất trắng hoặc giảm năng suất sản lượng là rất lớn.
Tại huyện Chư Pah, trong lúc người dân các xã vừa khắc phục xong những thiệt hại từ những đợt mưa trước, thì nay lại tiếp tục hứng chịu cảnh ngập úng và bồi lấp trở lại. Thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến thời điểm này đã có trên 400 ha lúa nước vụ mùa ở các xã trên địa bàn huyện dọc các con suối đã ngập úng, bồi lấp có nguy cơ mất trắng hoặc giảm năng suất.
Ông Prim-làng Bơi-xã Hòa Phú cho biết: Ruộng nhà tôi hầu như năm nào cũng bị ngập úng nhưng không nhiều như năm nay. Đợt mưa trước đã bồi lấp của gia đình gần 2 sào lúa dọc suối Ia Grul, nay lại tiếp tục ngập thêm. Ông Nêi Y Kiên-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah cho biết thêm: Vụ mùa 2011, toàn huyện gieo trồng được 2.270 ha lúa nước, nhưng đến thời điểm này do mưa lớn kéo dài khiến diện tích dọc các con suối bị ngập úng, bồi lấp. Trước những khó khăn do mưa lũ gây ra, UBND huyện chỉ đạo các xã tích cực vận động người dân khơi thông các dòng chảy cứu lúa. Đồng thời yêu cầu các lực lượng chức năng túc trực thường xuyên xử lý hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Bộ đội giúp dân vượt lũ. Ảnh: Ngọc Vũ
Bộ đội giúp dân vượt lũ. Ảnh: Ngọc Vũ
Mưa lớn cũng đã bổ sung lượng nước cần thiết tại các công trình thủy lợi và hồ chứa trên địa bàn tỉnh đảm bảo lượng nước theo cao trình thiết kế và nhiều công trình đã vượt tràn xả lũ an toàn. Trước diễn biến thất thường của mưa lũ, Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi đã cử các lực lượng cùng phương tiện xuống các công trình kiểm tra chặt chẽ để kịp xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Ông Nguyễn Sơn- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng-chống lụt bão tỉnh túc trực 24/24 giờ đôn đốc, cảnh báo các địa phương không được chủ quan. Bên cạnh đó, tổ chức phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các công điện của UBND tỉnh nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Hiện tại mưa lũ vẫn đang diễn biến phức tạp khi cơn bão số 6 đang tiến vào biển Đông, dự báo trong những ngày tới trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục có mưa. Chủ động phòng-chống, ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do mưa lũ gây ra là giải pháp tốt nhất lúc này.
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null