Gia Lai lấy ý kiến cho phương án tự chủ các trường THPT công lập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 17-3, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lấy ý kiến về phương án tự chủ có lộ trình đối với các trường THPT công lập trực thuộc Sở theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21-6-2021 của Chính phủ quy định quy chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long chủ trì hội nghị trực tuyến. Dự hội nghị còn có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương.
Nhiều băn khoăn khi các trường công lập chuyển sang tự chủ về mặt tài chính (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Thiên Di
Nhiều băn khoăn khi các trường công lập chuyển sang tự chủ về mặt tài chính (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Hoành Sơn
Theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long, năm 2021, toàn tỉnh hiện có 714 trường công lập, gồm: 224 trường mầm non, 208 trường TH, 162 trường THCS, 73 trường TH và THCS, 42 trường THPT, 5 trường THCS và THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường cao đẳng sư phạm và 1 trung tâm Ngoại ngữ-Tin học. Tổng số lớp học là 1.036 với 45.889 học sinh. Tổng số người làm việc cho các đơn vị công lập trực thuộc Sở là 2.451. Năm học 2021-2022 thiếu 3.721 giáo viên. Dự kiến năm học 2022-2023, nếu không bổ sung thì sẽ thiếu 4.377 giáo viên. Hiện nay, do thiếu giáo viên nên phần lớn đơn vị công lập phải sử dụng kinh phí thường xuyên dùng để chi trả lương dạy thêm giờ, phần còn lại để chi trả tiền điện, nước… Do đó, thực hiện cơ chế tự chủ sẽ gây khó khăn cho các trường trong dạy và học, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu cho phương án lộ trình tự chủ. Ngoài ra, cũng có không ít ý kiến bày tỏ những băn khoăn, lo lắng về tài chính, chất lượng giáo dục khi các trường chuyển sang hình thức tự chủ. 
HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.