Gia Lai kiên quyết xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 18-4 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra 16 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra, đoàn đã lập biên bản và xử lý nghiêm 4 cơ sở vi phạm.
Ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh-thông tin: “Tháng Hành động vì ATTP” năm 2022 diễn ra từ ngày 15-4 đến 15-5 với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.
Tháng Hành động tập trung thực hiện các mục tiêu: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP; truyền thông quảng bá sản xuất kinh doanh nông-lâm-thủy sản đảm bảo chất lượng an toàn, đề cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác thanh-kiểm tra, giám sát ATTP nông-lâm-thủy sản; kiểm tra, giám sát về ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.
Cùng với đó, nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Từ ngày 18-4 đến nay, qua kiểm tra 16 cơ sở trên địa bàn tỉnh, đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính 4 cơ sở với tổng số tiền phạt 8 triệu đồng. 4 cơ sở vi phạm gồm: hộ kinh doanh Bùi Thị Xuân Mai (181 Phan Đình Giót, TP. Pleiku) và hộ kinh doanh Mạc Xuân Hoàn (thôn 1, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) với lỗi vi phạm sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; cơ sở dịch vụ tiệc cưới Hoàng Lan (thôn 1, xã Chư Á, TP. Pleiku) và hộ kinh doanh Bùi Xuân Nam (43 Phan Đình Phùng, tổ 3, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) phạm lỗi nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập.
Đoàn liên ngành kiểm tra tại cơ sở dịch vụ tiệc cưới Hoàng Lan (thôn 1, xã Chư Á, TP. Pleiku). Ảnh: Như Nguyện
Đoàn liên ngành kiểm tra tại cơ sở dịch vụ tiệc cưới Hoàng Lan (thôn 1, xã Chư Á, TP. Pleiku). Ảnh: Như Nguyện
Thời điểm kiểm tra tại hộ kinh doanh Bùi Thị Xuân Mai (181 Phan Đình Giót, TP. Pleiku), đoàn đã phát hiện một số vi phạm của cơ sở này trong sản xuất, chế biến, kinh doanh bún, phở, mì Quảng. Được biết, cơ sở hoạt động từ năm 1982 đến nay. Ban đầu, cơ sở sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, sau này thì đầu tư máy móc, trang-thiết bị để nâng công suất. Bình quân một ngày, cơ sở sản xuất và bán ra thị trường khoảng 300 kg bún, phở và mì Quảng. Bà Bùi Thị Xuân Mai-Chủ cơ sở-cho biết: “Nhà tôi sản xuất mì Quảng với phở Bắc từ năm 1982 tới nay. Trong sản xuất có một số lỗi mà đoàn kiểm tra nhắc nhở, chúng tôi cam kết khắc phục ngay”.
Tại cơ sở dịch vụ tiệc cưới Hoàng Lan (thôn 1, xã Chư Á, TP. Pleiku), đoàn kiểm tra phát hiện còn nhiều tồn tại hạn chế trong quá trình kinh doanh. Được biết, cơ sở này kinh doanh dịch vụ tiệc cưới lưu động đã 8 năm. Mỗi tháng, cơ sở nhận nấu tiệc cho 2-3 đám, mỗi đám vài chục đến vài trăm khách. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên cơ sở tạm ngừng hoạt động. Bà Hoàng Thị Kim Loan-Chủ cơ sở-chia sẻ: “Cơ sở mới hoạt động lại nên còn một số tồn tại. Chúng tôi sẽ khắc phục và làm đúng theo quy định, không để vi phạm trong thời gian tới”.
Ông Nguyễn Văn Đang đánh giá: Trong “Tháng Hành động vì ATTP”, đoàn tiến hành kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm đối với những cơ sở không tuân thủ các quy định về ATTP. Bên cạnh đó, đoàn cũng tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện tốt quy trình chế biến, sản xuất kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật để hạn chế thấp nhất xảy ra ngộ độc thực phẩm. 
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.