Gia Lai khẩn trương ứng phó biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là địa phương có 3 dự án nằm trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta đang tích cực thực hiện tiêu giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính. Theo đó, có 3 dự án quy mô lớn đang được khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Dự án hệ thống hồ chứa thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai) có dung tích 10,54 triệu m3, chiều dài đập đất 484,1 m, tổng chiều dài các tuyến kênh là 10 km. Đây là dự án nhóm B với tổng mức đầu tư là 222 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 160,6 tỷ đồng, còn lại là nguồn ngân sách địa phương. Dự án do Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi Gia Lai chủ trì, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2020. Theo đó, dự án sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho 19.000 người (hiện tại) và 28.300 người (dự kiến vào thời điểm 2035) của các xã Chư Don, Ia Blứ và thị trấn Nhơn Hòa. Đây là dự án được thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu điều hòa khí hậu khắc nghiệt của khu vực huyện Chư Pưh, ổn định sản xuất cho 620 ha lúa và tạo nguồn tưới cho 1.000 ha cây công nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ.
 Thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: Đức Thụy
Thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: Đức Thụy
Cũng được triển khai nhằm chủ động phòng-chống và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra, cải thiện môi trường, khí hậu, khai thác tổng hợp nguồn nước, tạo thêm sinh kế cho người nghèo, đảm bảo an ninh lương thực là dự án hồ chứa nước Tầu Dầu 2 (huyện Đak Pơ, Gia Lai) do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh quản lý. Sau khi được hoàn thành, dự án sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới chủ động cho 555 ha đất canh tác của vùng dự án (150 ha lúa nước 2 vụ, 405 ha hoa màu và cây công nghiệp), đồng thời tạo nguồn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 7.500 người trong vùng dự án.
Theo quyết định chủ trương đầu tư, công trình hồ chứa nước Tầu Dầu 2 có dung tích gần 3,2 triệu m3, đập đất dài 456 m, cao 25,4 m; cống lấy nước đường kính 0,8 m. Hệ thống tuyến dẫn nước phục vụ sản xuất sử dụng ống HDPE. Đây là dự án thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư khoảng 175,5 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương khoảng 146,2 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 29,3 tỷ đồng).
Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh là một trong 21 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26-8-2016. Tổng vốn thực hiện chương trình là 15.866 tỷ đồng; trong đó, hợp phần biến đổi khí hậu 11.300 tỷ đồng, hợp phần tăng trưởng xanh 4.566 tỷ đồng.

Nói về Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà từng nhấn mạnh, một số các hoạt động trong chương trình sẽ giúp tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, hướng tới nền kinh tế carbon thấp, đảm bảo an ninh năng lượng với mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Với mục tiêu này, tỉnh ta cũng đang triển khai dự án thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời cho các tuyến đường trên địa bàn TP. Pleiku. Theo Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 22-3-2018 của UBND tỉnh, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời sẽ được bố trí xen kẽ trên các tuyến đường Lê Đại Hành (đoạn ngã tư Biển Hồ đến ngã tư Hùng Vương) dài 5,8 km; đường Cách Mạng Tháng Tám nối dài (đoạn Tôn Thất Tùng đến Lý Thường Kiệt) với chiều dài 2,053 km; đồng thời bố trí tại 5 đảo giao thông cửa ngõ của thành phố gồm: Hàm Rồng; Lê Duẩn-Lý Thường Kiệt; ngã tư Biển Hồ; Trường Sơn-Lê Đại Hành và Lê Thánh Tôn-Nguyễn Viết Xuân với tổng cộng 250 bộ đèn LED. Đây là dự án nhóm C, có tổng mức đầu tư gần 42,7 tỷ đồng; trong đó, vốn từ ngân sách trung ương 40 tỷ đồng và đối ứng từ ngân sách TP. Pleiku là 2,653 tỷ đồng.
Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: “Hiện hồ sơ của 3 dự án đã được chuyển đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chuẩn bị cấp vốn. Dự kiến trong khoảng tháng 9 này, vốn sẽ được phân bổ về để triển khai những phần việc tiếp theo, đảm bảo tiến độ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, trong năm 2018, sẽ hoàn thành việc phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đối với hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Plei Thơ Ga; phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư đối với hồ chứa nước Tầu Dầu 2 và dự án thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời”.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.