Gia Lai dự kiến trồng 10.313 ha rừng và cây phân tán trong năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2024 với tổng diện tích dự kiến là 10.313 ha.
Huyện Đak Đoa hỗ trợ cây giống cho người dân các xã trồng rừng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Huyện Đak Đoa hỗ trợ cây giống cho người dân các xã trồng rừng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trong đó, diện tích trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán do các địa phương, đơn vị chủ rừng đăng ký triển khai thực hiện năm 2024 là 4.696,9 ha, gồm: trồng rừng tập trung là 2.896,9 ha (rừng đặc dụng là 10 ha, rừng phòng hộ 39 ha, rừng sản xuất 1.994,9 ha, rừng thay thế 853 ha); trồng cây phân tán là 1.800 ha (tương đương 1,8 triệu cây).

Diện tích trồng rừng từ nguồn vốn kêu gọi đầu tư của các dự án trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh là 5.616,1 ha.

Theo kế hoạch, Sở Nông nghiệp và PTNT là đầu mối kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, đơn vị chủ rừng, các doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất thực hiện công tác chuẩn bị và trồng rừng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao trong năm 2024; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Đồng thời, chỉ đạo quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây trồng theo quy định; hướng dẫn lựa chọn cơ cấu các loài cây trồng phù hợp với địa phương; tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng đảm bảo yêu cầu đề ra.

Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư đang đề xuất các dự án đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý và triển khai trồng rừng trong năm 2024.

Cán bộ, người dân huyện Phú Thiện tham gia Tết trồng cây năm 2024. Ảnh: Lê Tám

Cán bộ, người dân huyện Phú Thiện tham gia Tết trồng cây năm 2024. Ảnh: Lê Tám

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ kế hoạch được giao, xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán đến từng đơn vị chủ rừng, UBND các xã, thị trấn để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả và chỉ tiêu đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực trồng rừng, trồng cây phân tán; tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo việc chuẩn bị cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật.

Các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch trồng rừng năm 2024; đồng thời, kêu gọi, vận động, thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để chủ động nguồn cây giống và tổ chức trồng rừng trên các diện tích đất chưa có rừng đạt hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, góp phần nâng cao độ che phủ, phát triển kinh tế lâm nghiệp trên lâm phần được giao quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null