Gia Lai bốn mùa cây trái

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng tạo cho cây trái Gia Lai đã phong phú, lại chất lượng.
1. Dãy Trường Sơn phân cách địa hình Gia Lai làm 2 miền khí hậu và thổ nhưỡng. Ở vùng Tây Trường Sơn, đất đỏ bazan, 2 mùa mưa nắng rõ rệt; trong khi đó, tại Đông Trường Sơn, đất trắng pha cát, khí hậu 4 mùa tương đối rõ. Đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng tạo cho cây trái Gia Lai đã phong phú, lại chất lượng.
Xoài Phú Bổn là một ví dụ. Tuy quả không to nhưng xoài Phú Bổn hấp dẫn ở hương thơm nồng thanh khiết, ngọt lành lẫn vị chua lúc chín. Chỉ cần bóc lớp vỏ mỏng là lớp thịt dày hiện ra, vàng đậm mịn màng, tươm tứa mật.
Xoài Phú Bổn được mọi người ưa chuộng. Ảnh: K.N.B
Xoài Phú Bổn được mọi người ưa chuộng. Ảnh: GLO

Nhiều người cho rằng, xoài Phú Bổn được lai tạo từ giống xoài rừng tự nhiên, chọn giữ những ưu điểm vốn có: dễ chăm trồng, sống lâu, sống khỏe; hương thơm tự nhiên nồng đượm, vị chua vừa phải, ngọt thanh mát lẩn quất nơi đầu lưỡi ngay cả khi vừa chín tới… để phân biệt với các giống xoài khác. Năng suất ư? Có thể khẳng định, xoài Phú Bổn là đặc sản của vùng đất Phú Bổn (gồm Phú Thiện, Ia Pa và thị  xã Ayun Pa).

Cây xoài ở xứ này được trồng khắp nơi, chức năng sử dụng cũng khác nhau: tạo bóng râm, mọc tự nhiên đến hoang dại mọi nơi, trồng thành vườn theo hướng cây hàng hóa. Dường như nhà nào cũng có cây xoài, nơi nào cũng gặp xoài. Gần đây, người dân địa phương lại nhập thêm nhiều giống xoài mới như xoài Úc, Đài Loan... tạo thêm sự đa dạng, phong phú cho giống cây đặc trưng của vùng thung lũng Cheo Reo đầy nắng.

Bắt đầu tháng 4, nắng đã vàng se, gió nồm thưa vắng, sương đêm thưa nhạt dần chính là lúc xoài ủ chín trên cành, nhanh không kịp hái, rụng không buồn nhặt. Và xoài tỏa đi, từng sọt từng giỏ đi theo xe khách, chất đầy trên những chuyến xe tải hàng; hai bên hông, trên yên xe máy… đến với chợ gần chợ xa, lề đường, góc phố. 
Cùng thời gian này, ở phía Tây Trường Sơn, nắng vàng se sắt, mênh mông gió, bát ngát gió cùng với những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, giúp các loại cây như: sầu riêng, bơ, mít, chuối các loại… “chuyển mình” chín quả.
2. Chỉ chừng hơn 1 thập kỷ trước, nhà vườn quan niệm thổ nhưỡng, khí hậu ở đây chỉ thích hợp với những loại cây truyền thống đậm chất Tây Nguyên như đã kể. Các loại trái cây khác vốn là đặc sản trong Nam, ngoài Bắc nếu được trồng thì chất lượng, sản lượng không thể cạnh tranh trên thị trường. Thực tế thì không như vậy, ngược lại là đằng khác.
 Nông dân xã Ia Tô (huyện Ia Grai) thu hoạch chôm chôm. Ảnh: Đức Thụy
Nông dân xã Ia Tô (huyện Ia Grai) thu hoạch chôm chôm. Ảnh: Đức Thụy

Theo chân những người đi khai khẩn đất, nhiều nông dân ở các xã Ia Tô, Ia Krai (huyện Ia Grai) mạnh dạn đưa cây chôm chôm chiết cành, ghép mắt giống chôm Java (còn gọi chôm chôm truyền thống) từ các tỉnh Đông Nam Bộ trồng thử nghiệm trên đất vườn nhà.

Thật bất ngờ, sau thời gian khoảng 3 năm, cây ra hoa, cho quả. Ngỡ ngàng trong sung sướng, hồi hộp và mong đợi chất lượng quả. Bất ngờ thêm một lần nữa: quả sai, vị ngọt thanh, giòn cơm, bắt mắt lại bảo quản được lâu. Vị giác con người khôn ngoan khẳng định, chất lượng “ăn đứt” chôm chôm ngoại tỉnh.

Rồi cây vải thiều Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã định cư ở một số xã thuộc huyện Kbang, Chư Sê, Mang Yang. Ban đầu, cứ tưởng loại quả tiến vua chắc là khó tính, chỉ thích hợp với đất phù sa màu mỡ, đậu quả vào mùa rét mướt mới cho hương thanh cao, vị ngọt ngon thanh khiết, sắc trắng mọng tinh khôi nào ngờ đến với Tây Nguyên cho quả, chất lượng quả không thua kém, lại chín trước vải thiều các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh gần 1 tháng, tức là trái vụ, được giá lại không lo “đụng hàng”.
Cây cam sành Hà Giang cũng đã khẳng định vị thế ở vùng đất huyện Kbang, thị xã Ayun Pa. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều loại cây ăn quả mang yếu tố ngoại lai được nhà vườn trong tỉnh ươm trồng, cho ra thị trường, đủ sức cạnh tranh không chỉ ở trong nước.
“Ăn theo” nhà vườn là hoạt động du lịch. Tuy còn mang tính tự phát nhưng đến mùa quả chín, nam thanh nữ tú từng tốp rủ nhau đến vườn tham quan, du lịch, trải nghiệm, check-in. Thưởng thức trái cây tươi ngon tại vườn, tiếp xúc trực tiếp với nhà nông, dễ thường đem lại cho du khách những cung bậc cảm xúc mới mẻ, thăng hoa tình yêu với đất, với người! Bạn còn có thể mua trái cây về làm quà biếu hoặc được nhà vườn ship đến tận nơi.
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.