Gia Lai: Bế mạc mùa An cư Kiết hạ-Phật lịch 2566

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Thông bạch của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 8-8, tại Chùa Bửu Thắng (TP. Pleiku), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai đã long trọng cử hành chương trình lễ bế mạc mùa An cư Kiết hạ Phật lịch 2566-Dương lịch 2022.

Tham dự lễ có Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng ban tổ chức An cư Kiết hạ Phật lịch 2566 của tỉnh Gia Lai; Thượng tọa Thích Tâm Mãn-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cùng các vị cao tăng giáo phẩm trong Ban Chứng minh và các vị chức sắc trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh.

 Quang cảnh lễ bế mạc An cư Kiết hạ Phật lịch. Ảnh: Thanh Nhật
Quang cảnh lễ bế mạc An cư Kiết hạ Phật lịch. Ảnh: Thanh Nhật


Hòa thượng Thích Thông Đạt-thành viên Ban Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh là vị cao tăng trực tiếp chủ trì và chứng minh buổi lễ.

Theo truyền thống của Phật giáo, An cư Kiết hạ là mùa tu học tập trung của toàn thể tăng ni trong thời gian 3 tháng, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch. Mùa an cư kiết hạ năm nay tại Gia Lai được tiến hành ở 5 điểm gồm: Tịnh xá Ngọc Trung (thị xã An Khê), Chùa Quy Sơn (huyện Đak Pơ). Riêng tại TP. Pleiku có 3 điểm là Chùa Bửu Thắng và Bửu Sơn, Tịnh xá Ngọc Phúc. Tất cả có khoảng gần 350 vị chức sắc và tăng ni các chùa, tịnh xá trong tỉnh cùng thực hiện mùa tu học tập trung để trau dồi giới luật và đạo hạnh...

Trong dịp An cư Kiết hạ năm nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã bố trí thời gian để lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phổ biến các chuyên đề chính sách đại đoàn kết dân tộc; Ban Tôn giáo tỉnh phổ biến Luật Tín ngưỡng-tôn giáo và những vấn đề liên quan trong hoạt động tín ngưỡng-tôn giáo tại địa phương, giúp chức sắc và tăng ni thực hiện tốt đường hướng “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra.

 

THANH NHẬT

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.