Giá cà phê đang trở lại đỉnh khi nguồn cung cạn kiệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giá cà phê nội địa đang hồi phục mạnh mẽ khi nguồn cung cạn kiệt và các nhà đầu tư trên thế giới tích cực mua vào.

Ngày 5-6, ghi nhận giá cà phê Robusta ở các tỉnh Tây Nguyên ở mức bình quân 124.700 đồng/kg, tăng 1.500 đồng so với ngày hôm trước.

So với mức giá đỉnh lịch sử hồi cuối tháng 4 là gần 135.000 đồng/kg thì giá cà phê hôm nay chỉ còn kém 10.000 đồng/kg.

Như vậy chỉ sau 4 tuần, giá cà phê đã tăng đến 30.000 đồng/kg và dự báo tiếp tục tăng khi nguồn cung cạn kiệt.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta trên sàn London đã "lấy lại những gì đã mất" khi lên mức 4.332 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 7, tăng 60 USD/tấn; 4.189 USD/tấn với kỳ hạn giao tháng 9, tăng 79 USD/tấn so với phiên giao dịch trước đó.

Theo các chuyên gia, một số yếu tố khiến giá cà phê quốc tế tăng như Indonesia, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 trên thế giới, giảm nguồn cung. Trong tháng 4, sản lượng xuất khẩu của nước này giảm đến 46% so với cùng kỳ năm 2023.

Cà phê Robusta Việt Nam đang quay lại giá đỉnh lịch sử.

Cà phê Robusta Việt Nam đang quay lại giá đỉnh lịch sử.

Tại Việt Nam, theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê trong tháng 5 cũng giảm đến 37,3% về khối lượng nhưng kim ngạch tăng 6,5% nhờ giá tăng.

Cụ thể, trong tháng 5, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 93.841 tấn cà phê các loại mang về giá trị gần 410 triệu USD. Riêng cà phê nhân Robusta xuất khẩu được gần 71.600 tấn, đơn giá bình quân 3.920 USD/tấn.

Trong tháng 5 cũng có sự đổi ngôi về thứ hạng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu. Theo đó, doanh nghiệp Việt đã mất ngôi số 1, số 2 về sản lượng xuất khẩu vào doanh nghiệp ngoại là Olam Việt Nam và Louis Dreyfus.

Các ông lớn xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam là: Simexco Dak Lak, Tập đoàn Intimex, Vĩnh Hiệp lần lượt xếp vị trí thứ 3,4,5 về khối lượng xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm