Gần 20% đàn ông Việt Nam không bao giờ lo việc nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế công bố ngày 4-3 cho rằng, có gần 20% đàn ông Việt Nam không bao giờ lo việc nhà, trong khi phụ nữ đang phải nai lưng lo "gánh nặng kép" trong đại dịch Covid-19.

Một báo cáo nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho thấy, đại dịch Covid-19 không chỉ làm hằn sâu những bất bình đẳng hiện hữu mà còn tạo thêm những bất bình đẳng giới mới.

Trong thông cáo gửi báo giới Việt Nam ngày 4-3, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng, hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động đang tham gia lực lượng lao động, trong khi tỷ lệ này ở cấp độ toàn cầu là 47,2% và tỷ lệ trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 43,9%.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ ra rằng không nên nhầm lẫn việc phụ nữ Việt Nam tham gia tích cực vào lực lượng lao động là cho thấy nữ giới được hưởng cơ hội bình đẳng.

Báo cáo nghiên cứu mới của ILO Việt Nam kêu gọi phụ nữ và nam giới thay đổi tư duy nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động.

“Với tỷ lệ tham gia thị trường lao động cao đáng kể, phụ nữ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều bất bình đẳng kéo dài dai dẳng trên thị trường lao động và phải mang trên vai gánh nặng kép vừa đi làm vừa cáng đáng trách nhiệm gia đình nặng nề hơn nhiều so với nam giới”- thông cáo nêu.

Theo bà Valentina Barcucci, chuyên gia kinh tế lao động của ILO Việt Nam, “phụ nữ đang phải dành thời gian làm việc nhà nhiều hơn gấp đôi so với nam giới”.

Cụ thể, theo khảo sát, phụ nữ đang dành trung bình mỗi tuần 20,2 giờ để dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn và đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái trong khi nam giới chỉ dành 10,7 giờ cho những công việc này. Trong khi “gần 1/5 nam giới thậm chí không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà”.

Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.