DOVECO: Xây dựng trung tâm chế biến nông sản hiện đại tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 21-1 sắp tới, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) sẽ khởi công xây dựng Dự án Trung tâm chế biến rau quả có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam tại Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện Mang Yang.

Là đơn vị sản xuất, chế biến rau quả hàng đầu Việt Nam, DOVECO đã khai thác tối đa nguồn nông sản nhiệt đới, cho ra đời hàng trăm loại sản phẩm chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng trên khắp thế giới. DOVECO hiện có trang trại rộng hơn 5.500 ha ở các tỉnh phía Bắc và hơn 12.500 ha liên kết sản xuất theo chuỗi ở khắp các vùng miền trên cả nước. Các trang trại này được các nhà khoa học, kỹ sư giàu kinh nghiệm và nông dân trồng trọt, chăm sóc, cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng, ổn định cho các nhà máy chế biến của Công ty. 

 

Phối cảnh nhà máy tại Gia Lai.
Phối cảnh nhà máy tại Gia Lai.

Hiện tại, DOVECO có 2 nhà máy chế biến rau quả đặt tại tỉnh Ninh Bình và tỉnh Bắc Giang, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu nhập khẩu trực tiếp từ các nước như: Italia, Đức và Nhật Bản. Hàng năm, DOVECO cung cấp ra thị trường hơn 40.000 tấn sản phẩm. Sản phẩm của DOVECO đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế: ISO 22000:2005, HACCP, SGF, Kosher… có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và được khách hàng ở các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và nhiều quốc gia, khu vực khác trên thế giới yêu thích. Mỗi năm, DOVECO xuất khẩu hàng chục ngàn tấn sản phẩm đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông sản Việt Nam.

DOVECO xác định mục tiêu chiến lược là phát triển thành doanh nghiệp khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành chế biến rau quả của Việt Nam. Theo lãnh đạo DOVECO, từ lâu, Công ty đã ấp ủ kế hoạch phát triển mở rộng thêm 2 nhà máy chế biến rau quả, trong đó 1 nhà máy đặt ở Tây Nguyên và 1 nhà máy đặt ở vùng Đông Nam bộ. Ngày 21-1-2018, DOVECO sẽ khởi công xây dựng Trung tâm chế biến rau quả có quy mô lớn và hiện đại bậc nhật Việt Nam tại Gia Lai-trung tâm vùng nguyên liệu của Công ty ở Tây Nguyên, nơi khí hậu ôn hòa, lý tưởng cho cây trái nhiệt đới sinh trưởng, có nguồn nguyên liệu dồi dào cho các dây chuyền làm lạnh, dây chuyền chế biến nước quả hoạt động với công suất cao.

 

Nông trại chanh dây của DOVECO ở các tỉnh phía Bắc.
Nông trại chanh dây của DOVECO ở các tỉnh phía Bắc.

Dự án Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Gia Lai nằm trong Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện Mang Yang có diện tích gần 6 ha, do các giáo sư hàng đầu Nhật Bản và Italia tư vấn thiết kế. Dự án gồm tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay gồm: Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và pure, công suất thiết kế 10.000 tấn/năm, công nghệ và thiết bị Italia; Nhà máy chế biến rau quả đông lạnh, công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm, công nghệ và thiết bị của Nhật Bản; Nhà máy chế biến rau quả, rau đồ hộp, công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm, công nghệ và thiết bị của Italia và Đức. Dự án hoàn thành sẽ là một trung tâm chế biến rau quả khép kín, bao gồm từ liên kết phát triển sản xuất, thu mua nguyên liệu, chế biến tinh, chế biến sâu và kinh doanh bán hàng trong nước, mở rộng xuất khẩu.

Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút hàng chục ngàn lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các vùng lân cận, trở thành một trung tâm chế biến rau quả hiện đại bậc nhất của cả nước, là điển hình cho chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với doanh thu hàng năm ước đạt từ 1.500 đến 2.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 70-100 triệu USD. Nhà máy sẽ thu mua hàng trăm ngàn tấn rau quả, nông sản các loại để chế biến và xuất tươi nhiều dòng sản phẩm rau, củ, quả như: chuối, dứa, thanh long, chanh dây, bơ, xoài, sầu riêng, rau chân vịt, đậu tương, khoai lang Nhật, bí Nhật… tạo nguồn thu ổn định cho nông dân, đồng thời góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn ở Gia Lai và khu vực Tây Nguyên nói riêng, từng bước làm gia tăng giá trị nông sản Việt Nam nói chung.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.