Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin để mua bán hàng hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hoạt động hỗ trợ người dân thực hiện các thao tác trên chiếc điện thoại di động để truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến, tham gia các nhóm mua bán hàng trên mạng xã hội sẽ từng bước tạo ra một cộng đồng mua bán trực tuyến.
Người dân xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang tham gia Hội thảo giao lưu kết nối ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. Ảnh: V.T
Người dân xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang tham gia Hội thảo giao lưu kết nối ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. Ảnh: V.T

Xác định chuyển đổi số xúc tiến thương mại phải bắt nguồn từ nhận thức của người dân, do đó thông qua công tác hỗ trợ kết nối ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Mang Yang đã giúp nhiều người thực hiện thành công mua bán hàng trên môi trường mạng.

Lần đầu tiên biết sử dụng chiếc điện thoại thông minh để đăng tải các loại nông sản của gia đình trên một nhóm mua bán nông sản sạch, chị Konh (làng Chrơng 2, xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) vẫn còn lúng túng bởi trước giờ chị chỉ quen với công việc sản xuất, sản phẩm làm ra thì đem đến chợ bán.

“Khi được hướng dẫn về cách mua bán trên mạng, tôi bắt đầu đăng hình ảnh các sản phẩm của gia đình như mít, các loại đậu. Đăng lên thấy mọi người đã vào hỏi mua nên tôi thấy rất vui vì sản phẩm mình làm ra đã được mọi người biết đến. Không chỉ được hướng dẫn đăng hình lên nhóm mua bán, tôi còn được hướng dẫn cách chụp ảnh, cách quay video về vườn trồng, cũng như giới thiệu sản phẩm để đăng tải trên Facebook, Tik Tok. Tới đây tôi sẽ đăng nông sản của các chị em trong làng để giúp họ bán hàng tốt hơn”-chị Konh nói.

Người dân tìm hiểu cách thức mua và bán hàng trên sàn thương mại sàn thương mại điện tử ocopgialai.vn. Ảnh: V.T
Người dân tìm hiểu cách thức mua và bán hàng trên sàn thương mại sàn thương mại điện tử ocopgialai.vn. Ảnh: V.T

Bày tỏ sự hữu ích khi được hướng dẫn hỗ trợ đăng tải thông tin, hình ảnh sản phẩm để giới thiệu và quảng bá trên môi trường mạng, chị Sáp (làng Đak Dwe, xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang)-cho hay: “Lâu nay tôi chỉ biết dùng điện thoại để chơi Facebook, Tik Tok, chứ không biết sử dụng để đăng hình ảnh giới thiệu và bán sản phẩm của gia đình mình. Từ khi được hướng dẫn một cách cụ thể, tôi đã tập làm quen với việc livestream vườn cây ăn trái, rồi thường xuyên đăng bài bán hàng trên mạng. Tôi thấy cách này rất hiệu quả, được nhiều người biết đến và liên hệ mua hàng. Giờ có thêm một kênh bán hàng hiệu quả nên không lo giá cả phụ thuộc thương lái nữa”.

Trong khi đó, đối với Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (huyện Mang Yang), việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rất lớn.

Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã, chia sẻ: “Từ năm 2020, khi bùng phát dịch Covid-19, chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn, để tìm hướng tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã đã tiếp cận kênh bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội, nhờ đó việc tiêu thụ sản phẩm cũng được cải thiện đáng kể. Cũng trong thời điểm này, chúng tôi được tham gia các chương trình hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Alibaba… nên đã tiếp cận nhiều khách hàng, nắm bắt thị trường tốt hơn”.

Theo bà Thơm, không chỉ đẩy mạnh chuyển đổi số trong bán hàng, gần đây hợp tác xã còn tập trung hỗ trợ, hướng dẫn thành viên, các hộ đang liên kết sản xuất ứng dụng công nghệ số trong quản lý vườn cây, thực hiện ghi nhật ký số, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên môi trường không gian mạng, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt… Nhờ vậy, nhiều người đã làm quen và ứng dụng thường xuyên để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai hướng dẫn người dân bán hàng trên mạng. Ảnh: V.T
Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai hướng dẫn người dân bán hàng trên mạng.
Ảnh: V.T

Bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai)-cho biết: “Trước đó, Trung tâm đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và UBND huyện Mang Yang tổ chức Hội thảo giao lưu kết nối ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang. Tại hội thảo, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn xã đã được giao lưu, chia sẻ về kết nối tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử uy tín. Đồng thời, hướng dẫn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, cách xây dựng thương hiệu trên không gian mạng, hướng dẫn ứng dụng công nghệ số trong giao dịch thanh toán. Từ đó, sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh dựa trên tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thành Dương-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong Xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại)-cho hay: Trong hoạt động xúc tiến thương mại, đơn vị hỗ trợ cho các địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh những kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, đi từ mức cơ bản đến nâng cao. Qua việc đi thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, khi lần đầu người dân được hướng dẫn các kỹ năng livestream họ rất ngại, không mạnh dạn nói, song qua những lần tiếp theo họ tự tin hơn và bắt đầu có sự thay đổi trong phương thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng số.

Đối với các hợp tác xã, cũng như đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mang Yang, khi được hỗ trợ, hướng dẫn cách thức triển khai, người dân đã từng bước tiếp cận phương thức kinh doanh mới để ứng rộng rãi hơn trong mua bán nông sản một cách hiệu quả nhất. Từ đó, tăng cường giao lưu kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP huyện Mang Yang trên không gian mạng; từng bước góp phần chuyển đổi số cho các hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn, hướng tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến thương mại nhằm kết nối hiệu quả với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.