Đội tuyển Việt Nam: Công Phượng có tranh được quyền đá penalty với Quế Ngọc Hải?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từng bỏ lỡ nhiều quả đá phạt đền trên ĐT Việt Nam, liệu Công Phượng có thể giành lại quyền thực hiện những tình huống đá trên chấm 11 mét từ Quế Ngọc Hải khi vòng loại World Cup 2022 trở lại?
Lần gần nhất người ta thấy Công Phượng đá hỏng phạt đền trong màu áo đội tuyển Việt Nam chính là ở màn đá luân lưu trong trận chung kết King’s Cup 2019 với Curacao. Đó cũng là lần cuối cùng cho tới hiện tại, người ta thấy Công Phượng được giao nhiệm vụ đá phạt đền trong màu áo đội tuyển. Ngay ở giải King’s Cup hay tại VCK Asian Cup 2019, Quế Ngọc Hải – một trung vệ của đội tuyển Việt Nam đã được ông Park tin tưởng đá những quả phạt trên chấm 11 mét.
Động tác nhảy chân sáo như Jorginho của Chelsea được Ngọc Hải tái hiện trong những quả đá penalty ở đội tuyển Việt Nam, từ trận thắng 2-0 trước Yemen ở vòng bảng Asian Cup 2019, mở đầu loạt đá luân lưu thành công khi vượt qua Jordan tại vòng 1/8 cũng thuộc Asian Cup 2019, pha dứt điểm lạnh lùng tung lưới Curacao trong lượt đấu súng ở chung kết King’s Cup 2019 cho đến tình huống nâng tỷ số lên 2-0 trước Indonesia ở vòng loại World Cup 2022. Sự lạnh lùng, chắc chắn của Ngọc Hải khiến cho anh trở thành lựa chọn số 1 khi đá penalty ở đội tuyển Việt Nam suốt trong năm 2019.

Quế Ngọc Hải rất tự tin khi đá penalty
Quế Ngọc Hải rất tự tin khi đá penalty
Công Phượng cũng tự trách mình khi bỏ lỡ ưu tiên từ HLV Park Hang-seo. Còn nhớ ở ASIAD 2018, anh đã đá hỏng 2 quả penalty liên tiếp trong trận đấu với Pakistan. Đó cũng là lý do mà sau trận đấu, thầy Park quyết định không để anh được đá penalty ở diện ưu tiên hàng đầu. Nhưng sau một giai đoạn mất đi cả tự tin lẫn may mắn, Công Phượng đã tìm lại cái duyên trên chấm phạt đền.
Ở V.League 2021, Công Phượng được HLV Kiatisak Senamuang sắp xếp ở ưu tiên số 1 khi đá penalty tại HAGL. Và cả 3 lần đối diện với thủ thành đội bạn, Công Phượng đều thực hiện thành công để ghi tên mình lên bảng tỷ số. Đó có thể là một tiền đề để chân sút người Đô Lương tin tưởng trong việc giành lại quyền đá phạt đền vốn rơi vào tay đồng đội Quế Ngọc Hải xuyên suốt một thời gian dài đã qua.
Thiên Minh (Theo Bóng Đá Plus/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.