Độc đáo hồ nước trên núi Đá ở huyện Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lưng chừng núi Đá thuộc địa phận làng Jút 2 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) có hồ nước nhân tạo rộng khoảng 1.000m2 không bao giờ cạn nước. Núi đá đang hút khách du lịch đến ngắm cảnh và check-in.

Núi Đá (Đồi 37 pháo binh) giáp ranh với tổ dân phố 7, phường Diên Hồng (TP. Pleiku). Núi Đá cao sừng sững giữa bạt ngàn rừng thông 3 lá, nương rẫy, ruộng vườn xanh mướt. Lưng chừng núi có hồ nước khoảng 1.000m2 trong xanh quanh năm, xung quanh hồ có nhiều cây cối mọc tự nhiên.

“Theo ông bà mình kể lại thì hồ nước này hình thành từ thời Pháp thuộc. Thời đó, người Pháp đến đây khai thác đá để làm vật liệu xây dựng các công trình, tạo thành một vùng trũng trong lòng núi Đá. Nước mưa, nước mạch trong khe núi chảy xuống tạo thành cái hồ này. Chất lượng nước trong hồ rất tốt, giúp dân làng thoải mái sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi...”-Già làng Puih Duch, làng Jút 2 cho biết.

Hồ trên núi Đá thuộc địa phận xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư

Hồ trên núi Đá thuộc địa phận xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư

Tạm dừng tay thu hoạch rau cải thảo, anh Ngô Đức Quang (tổ dân phố 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) cho biết: “Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giá rau các loại tại vườn đều tăng. Riêng rau cải thảo bán xô tại vườn là 6.000 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng/kg so với những ngày thường. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ chiều mùng 1 Tết, anh đã ra thu bán cải thảo trồng tại khu vực núi Đá và đã thu về gần 50 triệu đồng. Có rất nhiều gia đình ở khu vực này cũng được mùa, trúng giá rau, mỗi hộ thu về hàng chục triệu đồng ngay những ngày đầu Xuân năm 2024”.

Vợ chồng anh Ngô Đức Quang(ở tổ dân phố 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) thu hoạch rau cải thảo trên sườn núi Đá. Ảnh: Hoàng Cư

Vợ chồng anh Ngô Đức Quang(ở tổ dân phố 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) thu hoạch rau cải thảo trên sườn núi Đá. Ảnh: Hoàng Cư

Ngoài cung cấp nguồn nước cho bà con sinh hoạt, làm nông nghiệp; hồ trên núi Đá còn là một thắng cảnh độc đáo, là điểm tham quan lý tưởng, là nơi leo núi tập thể dục và rèn luyện sức khỏe rất tốt. Nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã lên đây cắm trại nghỉ ngơi, ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ngắm hồ nước nhân tạo, toàn cảnh TP. Pleiku, cánh đồng điện gió Ia Pếch (huyện Ia Grai)…

Anh Nguyễn Đình Minh (phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh) vui vẻ nói: “Mỗi lần lên núi Đá, ai trong đoàn của chúng tôi đều cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, con người nơi đây thật tuyệt vời. Ở đây, chúng tôi được hòa mình vào non xanh nước biếc, được tận hưởng không khí trong lành, được ngắm nhìn mặt hồ đẹp long lanh trong cảnh bình minh, cảnh hoàng hôn, cảnh lung linh mây trời…Chúng tôi luôn rủ nhau đến đây vào mỗi dịp lễ, Tết.”

Du khách ngắm cảnh hoàng hôn trên núi Đá. Ảnh: Hoàng Cư

Du khách ngắm cảnh hoàng hôn trên núi Đá. Ảnh: Hoàng Cư

Hồ trên núi Đá nằm ở độ cao khoảng 850m so với mực nước biển. Đứng trên đỉnh núi vào ngày trời trong sáng, tầm nhìn xa 10km, bằng mắt thường nhiều người có thể nhìn rõ cảnh sắc, đường đi, nhà cao tầng ở xung quanh. Bởi vậy, ngày càng có nhiều người lên đây dã ngoại, thưởng ngoạn phong cảnh, du Xuân.

Ông Đặng Lương Minh Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr vui mừng cho hay: “Ngày mùng 2 Tết vừa qua có hàng nghìn người lên núi Đá ngắm cảnh, quay camera, chụp hình, check-in…Để tạo thêm điều kiện cho bà con lên đây thoải mái vui chơi, thư giãn, ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên; UBND xã đã chú trọng công tác quản lý, bảo vệ trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường…”.

Có thể bạn quan tâm

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.