Hoàng hôn núi Đá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cách trung tâm TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) khoảng 3km, núi Đá (hay còn gọi là đồi 37 pháo binh) là địa điểm ngắm hoàng hôn, cắm trại, checkin tuyệt đẹp. 

Buổi chiều những ngày cuối năm, gió thổi buốt lạnh cũng không ngăn những bước chân lữ hành tấp nập lên núi Đá. Họ là người Pleiku, là du khách từ phương xa, là cư dân bản địa sống ngay dưới chân núi, có cả những bạn trẻ mang theo tinh thần "rong ruổi không rác rến".

Anh Võ Tiến Đạt-đến từ nhóm cộng đồng Pleiku Returnees (TP. Pleiku) chia sẻ: "Nhà tôi ở ngay dưới chân núi Đá nên thường hay lên đây ngắm hoàng hôn. Không chỉ có người Gia Lai mà còn có rất đông khách du lịch đến checkin. Nếu để họ thấy một nơi đẹp như vậy mà ngập rác thì du lịch Gia Lai sẽ mất đi ấn tượng đẹp với du khách. Vì vậy, dịp Giáng sinh chúng tôi tổ chức lên đây dọn rác để trả lại vẻ đẹp cho núi Đá. Chúng tôi mong mọi người "hãy mang rác về", mỗi người chung tay một chút để giữ gìn vệ sinh môi trường chung ở các thắng cảnh du lịch".

Nhiều người lên núi Đá ngắm hoàng hôn, thả diều, chụp ảnh chekin. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nhiều người lên núi Đá ngắm hoàng hôn, thả diều, chụp ảnh chekin. Ảnh: Hoàng Ngọc
Một du khách tĩnh lặng dưới ánh hoàng hôn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Một du khách tĩnh lặng dưới ánh hoàng hôn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Từ núi Đá nhìn về "thành phố buồn"-nghĩa trang lâu đời của TP. Pleiku và "những gã khổng lồ" từ cánh đồng điện gió phía xa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Từ núi Đá nhìn về "thành phố buồn"-nghĩa trang lâu đời của TP. Pleiku và "những gã khổng lồ" từ cánh đồng điện gió phía xa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Anh Võ Tiến Đạt (bìa phải) mong muốn cộng đồng cùng nâng cao tinh thần không xả rác để giữ vẻ đẹp cho địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất Phố núi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Anh Võ Tiến Đạt (bìa phải) mong muốn cộng đồng cùng nâng cao tinh thần không xả rác để giữ vẻ đẹp cho địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất Phố núi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người trẻ Pleiku và tinh thần "Rong ruổi không rác rến". Ảnh: Hoàng Ngọc

Người trẻ Pleiku và tinh thần "Rong ruổi không rác rến". Ảnh: Hoàng Ngọc

Những túi rác to được gom lại vào cuối ngày. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những túi rác to được gom lại vào cuối ngày. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.