Đổ rác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối năm, nhà nhà đều tranh thủ dọn dẹp để “tống cựu nghinh tân”. Những thứ hư hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng đều được gia chủ đem bỏ sọt rác. Chỉ có điều, thay vì chờ công nhân dọn dẹp và xe thu gom rác đi xử lý thì nhiều gia đình lại tống hết rác ra đường, những nơi thưa vắng nhà ở.  
Mới đây, gia đình bạn tôi phải thuê người đến thu dọn đống rác gần nhà. Điều đáng nói đây không phải lần đầu bạn tự bỏ tiền ra để làm cái việc... bao đồng. Bởi lẽ, nhà bạn tôi ở đầu 1 con hẻm đông dân cư. Ngay đầu hẻm có một trụ điện và khu đất trống rào giậu cẩn thận bằng lưới B40. Ban đầu, khu vực trụ điện là nơi tập kết rác sinh hoạt của các hộ dân xung quanh để tiện cho xe rác thu gom vào sáng sớm những ngày chẵn trong tuần. Rồi nơi đây trở thành bãi tập kết rác triền miên từ ngày này qua ngày khác, chẳng khi nào hết rác. Từ rác thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống trong hẻm cho đến rác… vãng lai. Tức là, một số gia đình thấy có bãi rác nên thỉnh thoảng chạy xe máy ngang qua “gửi” bịch rác. Thậm chí, chiếu rách, nệm cũ, ghế sofa hư và xà bần các loại cũng dồn về đây.
Cứ thế, rác chồng rác, hôi thối nồng nặc khiến gia đình bạn luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Có thời điểm, bạn thuê người dọn sau đó làm chiếc bảng kèm dòng chữ “cấm đổ rác” nhưng tình hình... chẳng thay đổi. Gia đình bạn cũng nhiều lần lên tiếng vì chuyện rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng rồi ai nấy đều cho rằng bịch rác kia không phải của nhà mình. Thậm chí có lần bạn tôi lên tiếng nhắc nhở liền bị mắng ngược trở lại, đại loại: Tôi có bỏ nhà anh chị đâu? Người ta bỏ đầy đấy có sao?...
Rác thải luôn là câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng chưa khi nào là chuyện cũ. Nhiều tuyến đường hoặc khu dân cư, người dân xả rác, bỏ rác trên các vỉa hè rất tùy tiện, không theo lịch thu gom. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của nhiều hộ dân xung quanh mà còn gây khó khăn cho công nhân vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, dọn dẹp.
 Mọi người nên thay đổi thói quen xả rác, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo không gian sống sáng-xanh-sạch-đẹp. Vì điều đó không đơn giản chỉ là mỹ quan đô thị mà còn vì một mục tiêu chung xa hơn, đó là bảo vệ sức khỏe chính mình và mọi người.
AN NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.