Dịp Tết, Trung Quốc tăng tiêu thụ thứ này, loại nông sản bình dân bỗng được giá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 1/2021 bật tăng tới 97,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020 do Trung Quốc tăng tiêu thụ cồn trong dịp Tết Nguyên đán.
Xuất khẩu sắn thuận lợi, giá thu mua sắn lát bật tăng
Do xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thuận lợi ngay từ đầu năm 2021 nên từ đầu tháng 2/2021 đến nay, giá thu mua sắn lát tại cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) tăng lên mức 5.650 đồng/kg. 
Bên cạnh đó, các nhà máy tinh bột sắn ở khu vực miền Trung và miền Nam tăng công suất do giá tinh bột thành phẩm, giá phụ phẩm đều cao. 
Theo ước tính, tháng 1/2021 xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 400.000 tấn, trị giá 144 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 1,5% về trị giá so với tháng 12/2020; so với tháng 01/2020 tăng 88,1% về lượng và tăng 97,1% về trị giá.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu sắn cũng tăng, bình quân tăng 4,8% so với tháng 01/2020, lên mức 360 USD/tấn. 
Trung Quốc tăng tiêu thụ cồn dịp Tết Nguyên đán, xuất khẩu sắn bật tăng trong tháng 1/2021.
Trung Quốc tăng tiêu thụ cồn dịp Tết Nguyên đán, xuất khẩu sắn bật tăng trong tháng 1/2021.
Hiện, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sắn quan trọng của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, xuất khẩu tinh bột sắn đạt 2,16 triệu tấn, trị giá 872,03 triệu USD, tăng 1,3% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường Đài Loan, Malaysia và Philippines.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 94,37% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước, với 2,04 triệu tấn, trị giá 820,15 triệu USD, tăng 3,8% về lượng và tăng 0,6% về trị giá so với năm 2019.
Trong năm 2020, xuất khẩu sắn lát khô đạt 594.530 tấn, trị giá 134,9 triệu USD, tăng 97,4% về lượng và tăng 87% về trị giá so với năm 2019. 
Sắn lát khô được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia...
Thị phần xuất khẩu sắn sang Trung Quốc liên tục tăng
Do nhu cầu tiêu thụ cồn của Trung Quốc tăng nên xuất khẩu sắn sang Trung Quốc liên tục tăng trong thời gian qua. 
Trong đó, xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc chiếm 83,53% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của cả nước với 496.590 tấn, trị giá 107,26 triệu USD, tăng 147% về lượng và tăng 143,5% về trị giá so với năm 2019.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong năm 2020, nhập khẩu sắn lát (mã HS 071410) của Trung Quốc đạt 782,85 triệu USD, tăng 22% so với năm 2019. Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào là 4 thị trường cung cấp sắn lát lớn nhất cho Trung Quốc trong năm 2020.
Trong đó, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắn lát cho Trung Quốc trong năm 2020 với 95,91 triệu USD, tăng 90,8% so với năm 2019.
Đáng chú ý, thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 12,25% trong tổng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 7,83% của năm 2019.
Cũng trong năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 2,75 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 1,13 tỷ USD, tăng 16,1% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia. 
Trong đó, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc trong năm 2020, với 982.480 tấn, trị giá 388,76 triệu USD, tăng 30,4% về lượng và tăng 24,9% về trị giá so với năm 2019;
Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu tinh bột sắn của Thái Lan với 1,69 triệu tấn, trị giá 708,29 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 1,9% về trị giá so với năm 2019. 
Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2020 chiếm 35,64%, tăng so với mức 31,73% của năm 2019.
Trong khi thị phần tinh bột sắn của Thái Lan chiếm 61,32%, giảm so với mức 65,73% của năm 2019.
Khánh Nguyên (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.