Người dân Quảng Nam ngậm ngùi mang hàng trăm tấn sắn đi đổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sắn đã thu hoạch được nhiều ngày nhưng không có thương lái đến thu mua, hàng trăm tấn sắn bốc mùi hôi thối nên người dân phải mang đi đổ.
 

 Người dân ở Quảng Nam mang hàng trăm tấn sắn đổ ruộng. Ảnh: Thanh Chung
Người dân ở Quảng Nam mang hàng trăm tấn sắn đổ ruộng. Ảnh: Thanh Chung


Do mưa lớn khiến hàng nghìn hecta trồng sắn ở huyện Quế Sơn bị ngập trong nước. Người dân tranh thủ thu hoạch để giảm thiệt hại, tuy nhiên sau khi thu hoạch về thì không có người mua. Sắn để lâu ngày bốc mùi hôi thối, người dân mang đi đổ.

 

 Sắn được thu hoạch nhưng không có người thu mua, thối hàng loạt.
Sắn được thu hoạch nhưng không có người thu mua, thối hàng loạt.


Ông Trần Công Hùng (47 tuổi, thôn An Phú, xã Quế Mỹ) cho biết, gia đình ông có 8 sào sắn đã đến thời kỳ thu hoạch thì bị mưa lớn gây ngập trong nhiều ngày. Cây nào nhổ lên cũng bị thối hơn một nửa.

 

Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.
Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.


Theo ông Hùng, giá bán năm trước được 1.600 đồng/kg tại chỗ, còn chở xuống nhà máy chế biến tinh bột sắn thì được 1.800 đồng/kg, thu về gần 4 triệu đồng. Năm nay sản lượng còn một tấn, giá bán 1.000 đồng tuy nhiên mỗi kg lại bị trừ 20-50%, thu về 600.000 đồng một sào. Như vậy đợt này lỗ ít nhất 25 triệu đồng.

 

 Vợ chồng bà Nguyễn Thị Phượng dọn số sắn hư còn lại đem đi đổ .
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Phượng dọn số sắn hư còn lại đem đi đổ .


Bà Nguyễn Thị Phượng (53 tuổi, thôn Phước Thượng, xã Quế Thuận) cho biết, thương lái đến hỏi mua nhưng chờ mãi không thấy quay lại. Ước tính thu hoạch đợt này được khoảng 8 tấn sắn nhưng chỉ bán được 3 tấn còn 5 tấn bị thối. Sắn được tập kết giữa khu dân cư nhưng bị hư hỏng bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm. Bà Phường cùng chồng hằng ngày lựa ra những củ hư thối chở ra ruộng để đổ.
 

 Bà Phượng đổ hàng tấn sắn ra ruộng để làm phân bón.
Bà Phượng đổ hàng tấn sắn ra ruộng để làm phân bón.


"Tôi cùng hàng trăm hộ trồng sắn ở đây không bán được đành chở ra ruộng để đổ làm phân. Hơn 10 năm trồng sắn, đây là lần đầu tiên thu hoạch không có người mua. Người dân thu nhập chính từ làm nông mà thiệt hại nhưng thế này khiến tôi cũng như các hộ trồng sắn gặp nhiều khó khăn”- bà Phương nói.

Ông Nguyễn Sửu-Trưởng phòng NN-PTNN huyện Quế Sơn cho biết, khoảng 2.500ha sắn, trong đó thiệt hại hơn 1.500ha, tập trung ở các xã Quế Mỹ, Quế Thuận, Quế An, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, thị trấn Đông Phú.

Theo ông Tánh, giá bán năm nay là 1.000 đồng tại ruộng; 1.300 đồng vận chuyển đến nhà máy. Chính quyền cũng đã có khuyến cáo người dân nên trồng sắn ở vùng cao để tránh tình trạng ngập thối. Trong năm nay, mức giá có giảm do dịch COVID-19 làm ảnh hưởng, các doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu mới.

"Không có chuyện nhà máy không thu mua và ép giá. Nếu nhà máy ép giá chính quyền sẽ làm việc ngay. Bên cạnh đó, mưa lũ khiến nhà máy chế biến sắn trên địa bàn mất điện, phải dừng hoạt động 4 ngày, dẫn đến một lượng sắn đã thu hoạch không tiêu thụ được”- ông Sửu nói sắn bán cho nhà máy không chỉ riêng Quảng Nam mà còn từ nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khác chở đến. Số lượng quá lớn nên nhà máy sản xuất không kịp, người dân đành phải chờ.

https://laodong.vn/xa-hoi/nguoi-dan-quang-nam-ngam-ngui-mang-hang-tram-tan-san-di-do-848249.ldo
 

Theo Thanh Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.