Định vị thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc xây dựng sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu đã tạo hiệu ứng tích cực, khuyến khích các cơ sở sản xuất tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang là đơn vị hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đak Đoa. Năm 2021, bộ 3 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí của HTX đã được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia. Thành công của HTX đã tạo sự lan tỏa tích cực; nhiều tổ chức, cá nhân đã đến học hỏi và nhân rộng mô hình, thúc đẩy phong trào sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hữu cơ, bền vững.

Ông Nguyễn Tấn Công-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX-cho biết: “Sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí của chúng tôi được người tiêu dùng đánh giá cao bởi hương vị cay nồng, thơm ngon. Làm ra nguyên liệu tốt mới chỉ là điều kiện cần, còn phải đưa công nghệ vào khâu chế biến sau thu hoạch, vừa tạo được việc làm, vừa gia tăng giá trị, chất lượng cho nông sản. Chính vì vậy, chúng tôi tập trung vào khâu chế biến sâu để đưa nông sản vươn xa hơn trên thị trường”.

Năm 2021, bộ 3 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Năm 2021, bộ 3 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Năm 2023, sản phẩm bưởi da xanh của gia đình bà Lưu Thị Thu Hường (buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) đạt giải nhất tại hội thi sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh. Bà Hường phấn khởi cho hay: “Năm 2018, gia đình tôi trồng 4 ha bưởi da xanh. Sau gần 4 năm chăm sóc, đến năm 2022, toàn bộ diện tích bưởi đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ sản xuất theo quy trình nên chất lượng sản phẩm được đánh giá cao. Với giá bán dao động 15-20 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình tôi lãi hơn 800 triệu đồng. Tôi mạnh dạn đưa sản phẩm của mình tham gia hội thi sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh và đạt giải cao. Logo sản phẩm CNNT tiêu biểu được dán trên bao bì đã tạo thêm sự tin tưởng cho người tiêu dùng, tăng uy tín, tăng khả năng nhận diện, nâng cao giá trị, góp phần định vị thương hiệu sản phẩm trên thị trường”.

Nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, góp phần thúc đẩy CNNT ngày càng phát triển, định kỳ 2 năm/lần, Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu. Theo đó, trong giai đoạn 2011-2021, tỉnh đã tổ chức được 5 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh với sự tham gia của 86 cơ sở/264 sản phẩm, bộ sản phẩm. Kết quả, 116 sản phẩm được trao giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; 22 sản phẩm đạt chứng nhận cấp khu vực và 11 sản phẩm đạt chứng nhận cấp quốc gia.

Đặc biệt, những sản phẩm CNNT tiêu biểu của tỉnh đã tạo dấu ấn khác biệt hơn so với các vùng miền khác nhờ khai thác được lợi thế về vùng nguyên liệu đặc trưng và tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương như: bộ 3 sản phẩm cà phê hữu cơ và bộ 2 sản phẩm cà phê hòa tan của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku); bộ 3 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang; bộ sản phẩm chanh dây của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (huyện Mang Yang).

Ngoài những lợi ích về kinh tế, các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp cũng được ưu tiên xét hỗ trợ về xúc tiến thương mại, đăng ký bình chọn các thương hiệu, tư vấn các chính sách hỗ trợ trong các chương trình khuyến công nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; được ưu tiên tham gia các chương trình kết nối thương mại, hội chợ trong và ngoài nước…

Từ đó, doanh nghiệp, HTX có thêm điều kiện để nâng tầm giá trị thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu. Mặt khác, góp phần đẩy mạnh việc khai thác nguồn nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp địa phương và tạo ra nhiều việc làm cho người dân, tạo đà cho kinh tế nông thôn phát triển.

Sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu có thêm điều kiện để nâng tầm giá trị thương hiệu. Ảnh: T.D

Sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu có thêm điều kiện để nâng tầm giá trị thương hiệu. Ảnh: T.D

Theo bà Đặng Hoàng Phương Vỹ-chuyên viên Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công thương), sự phát triển của ngành CNNT trong giai đoạn qua đã cho thấy vị trí, vai trò và tiềm năng rất lớn của các sản phẩm CNNT tiêu biểu.

“Thời gian đến, chúng tôi tiếp tục tham mưu lãnh đạo Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở CNNT đầu tư và tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp. Đồng thời, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện bình chọn sản phẩm. Cùng với đó, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm CNNT, đặc biệt là sản phẩm CNNT tiêu biểu đã được các cấp công nhận thông qua hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Cùng với đó, các doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh cũng cần chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng sản phẩm, mẫu mã, chủ động sắp xếp, tổ chức lại sản xuất một cách khoa học để giảm chi phí đầu vào nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường”-bà Vỹ cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.