Định hướng về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-7, tại TP. Pleiku, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phối hợp với Văn phòng Dự án tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đến năm 2030”.

Đồng chủ trì hội thảo có các ông: Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; Hà Thăng Long-Trưởng Văn phòng Dự án tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp gợi ý nội dung để các đại biểu tham gia thảo luận về hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Minh Nguyễn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp gợi ý nội dung để các đại biểu tham gia thảo luận về hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Minh Nguyễn

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp khẳng định: Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng đã thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị về đa dạng sinh học, về văn hoá, lịch sử; cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa đối với bạn bè thế giới, tạo tiền đề cho sự kết hợp cân bằng giữa bảo tồn và phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hội thảo khoa học “Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đến năm 2030” với mục tiêu tiếp nhận các thông tin, cơ sở khoa học và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ các chuyên gia để xây dựng hoàn thiện kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ đến năm 2030.

Quang cảnh hội thảo khoa học “Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng”. Ảnh: Minh Nguyễn

Quang cảnh hội thảo khoa học “Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng”. Ảnh: Minh Nguyễn

“Tôi tin tưởng qua hội thảo này, ý kiến tham gia của các nhà quản lý, các nhà khoa học, kinh nghiệm triển khai của các Khu DTSQ ở các tỉnh bạn sẽ là các tư liệu, luận cứ khoa học bổ ích để Ban quản lý nghiên cứu, phân tích và đề xuất được các nhiệm vụ chiến lược, các giải pháp và dự án ưu tiên đến năm 2030 nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp kỳ vọng.

Tại hội thảo này, các đại biểu tham dự sẽ tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng trong việc định hướng bảo tồn, phát triển Khu DTSQ thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng như: Định hướng bảo tồn và phát triển Khu DTSQ thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng đến năm 2030; kinh nghiệm xây dựng cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự, xây dựng chiến lược truyền thông; định hướng cho sự phát triển bền vững Khu DTSQ, phát triển các sản phẩm hàng hóa bản địa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân tại địa phương; bảo tồn đa dạng sinh học rừng khu vực vùng lõi…

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.