Diên Phú huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhằm thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới, xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tranh thủ mọi nguồn lực kết hợp huy động sức dân để làm đường giao thông nông thôn. Mới đây, xã Diên Phú đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển giao thông nông thôn, miền núi năm 2022.
Theo bà Nguyễn Thị Lý (thôn 1, xã Diên Phú), 17 hộ có đường đi qua nhà hoặc có đất rẫy tại cánh đồng đã đóng góp 235 triệu đồng để làm đường nội đồng. Ảnh: Nhật Hào

Theo bà Nguyễn Thị Lý (thôn 1, xã Diên Phú), 17 hộ có đường đi qua nhà hoặc có đất rẫy tại cánh đồng đã đóng góp 235 triệu đồng để làm đường nội đồng. Ảnh: Nhật Hào

Chỉ tay về con đường nội đồng vừa hoàn thành vào cuối năm 2022, bà Nguyễn Thị Lý (thôn 1) cho hay: Con đường này trước đây là đường đất, mỗi lần trời mưa, đường trơn trượt khiến cho việc đi lại, vận chuyển nông sản rất khó khăn. Vì thế, khi thôn triển khai làm đường theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân trong thôn rất đồng tình. 17 hộ có đường đi qua nhà hoặc có đất rẫy tại cánh đồng đã đóng góp 235 triệu đồng để làm đường, trong đó, hộ ít là 1 triệu đồng, hộ nhiều là gần 80 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn hiến 2.700 m2 đất để mở rộng mặt đường lên 3,5 m.

Ông Trần Văn Hiệp-Trưởng thôn 1-cho biết: Từ năm 2020 đến nay, thôn triển khai đổ bê tông 9 tuyến đường nội thôn, trục chính nội đồng theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Trong đó, người dân đã đóng góp gần 900 triệu đồng, hiến 6.600 m2 đất để mở rộng các tuyến đường. Ngoài ra, từ nguồn vốn duy tu, sửa chữa đường giao thông của xã, thôn 1 đã sửa chữa 3 tuyến đường và một số cống rãnh. Sau khi làm mới, người dân còn tham gia trồng 100 cây tùng và một số cây dầu rái, trồng con đường hoa trên các tuyến đường nội thôn để cải thiện môi trường theo hướng xanh-sạch-đẹp.

Tương tự, những năm gần đây, thôn 3 cũng đã huy động đông đảo người dân tích cực đóng góp kinh phí, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Từ năm 2019 đến năm 2021, xã triển khai làm mới 5 tuyến đường và trên cơ sở đó đã huy động người dân đóng góp gần 1 tỷ đồng.

Bà Đặng Thị Bình-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 3-cho biết: Đến nay, hầu hết các tuyến đường nội thôn, đường ngõ xóm và trục chính nội đồng đã được bê tông hóa, cứng hóa và cơ bản đạt chuẩn theo các tiêu chí về giao thông, tạo thuận lợi cho bà con trong việc đi lại và vận chuyển nông sản.

Người dân thôn 1 còn trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh để làm sạch các tuyến đường. Ảnh: Nhật Hào

Người dân thôn 1 còn trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh để làm sạch các tuyến đường. Ảnh: Nhật Hào

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thúy Diễm-Chủ tịch UBND xã Diên Phú-cho biết: Những năm qua, xã đã tranh thủ các nguồn lực kết hợp huy động sức dân để bê tông hóa, mở rộng nhiều tuyến đường. Từ năm 2019 đến nay, xã đã làm mới 15 km đường nội thôn, ngõ xóm và trục chính nội đồng với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp gần 2 tỷ đồng.

Bên cạnh làm đường, UBND xã cũng đã thành lập “Tổ công tác kiểm tra, tuyên truyền, vận động” tham gia cùng với các hội, đoàn thể và các thôn vào cuộc vận động người dân hiến đất làm đường, dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, thực hiện một số con đường xanh để tạo cảnh quan sạch đẹp.

“Theo quy hoạch, xã chỉ còn khoảng 1 km đường ngõ xóm chưa được bê tông hóa và 1 km nội đồng trục chính chưa được cứng hóa. Thời gian tới, chúng tôi rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể và bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng làm mới và mở rộng, nâng cao chất lượng các tuyến đường giao thông nông thôn đã được bê tông trước đó. Qua đó, xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trước tháng 8-2024”-Chủ tịch UBND xã Diên Phú thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.