Diện mạo mới ở vùng căn cứ kháng chiến xã Chư A Thai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- “Nhờ Đảng và Nhà nước quan tâm mà chúng tôi có cuộc sống ổn định như hôm nay. Chúng tôi rất tin tưởng và kỳ vọng sự lãnh đạo của Đảng”-ông Đinh Nguin-Trưởng thôn Kinh Pêng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) nhận xét như vậy khi trò chuyện với chúng tôi.

 

Buôn làng khởi sắc

Từ trung tâm xã Chư A Thai, chúng tôi đi xe máy khoảng hơn 10 phút trên con đường bê tông là tới các làng căn cứ kháng chiến mà người địa phương quen gọi là “4 làng Đồn”. Trước mắt chúng tôi là những mái nhà sàn vững chãi phấp phới cờ đỏ sao vàng chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

a
Người dân làng King Pêng treo cờ chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: Nhật Hào


Ông Đinh Nguin-Trưởng thôn Kinh Pêng-vui mừng cho biết: Những ngày này, dân làng dõi theo diễn biến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh của xã. Bà con rất tin tưởng vào sự thành công của Đại hội.

“Kể từ ngày thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội 4 làng căn cứ kháng chiến xã Chư A Thai” và triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của người dân có nhiều khởi sắc. Ngoài diện tích đất sản xuất, mỗi hộ dân còn được bố trí 600 m2 đất để làm nhà và sân vườn; được hỗ trợ lưới B40 và tôn để làm hàng rào, làm chuồng chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, đường sá, điện thắp sáng được đầu tư xây dựng, nước sinh hoạt được kéo về tận làng giúp bà con cải thiện điều kiện sống tốt hơn”-ông Đinh Nguin chia sẻ.

Cũng theo ông Đinh Nguin, hiện nay, làng Kinh Pêng đã phát triển diện tích đất sản xuất lên 88 ha, bao gồm mì, lúa nước và đậu các loại; đàn gia súc 195 con, gia cầm 300 con. Các mô hình sản xuất mới được triển khai, nhân rộng, giúp tăng thu nhập bình quân đầu người của làng lên 41 triệu đồng/năm. Làng có 86 hộ nhưng chỉ còn 6 hộ nghèo.

“Có được sự thay đổi này là nhờ Đảng, Nhà nước quan tâm sắp xếp lại khu dân cư, đầu tư điện, đường, hướng dẫn sản xuất. Vì vậy, dân làng Kinh Pêng rất nhớ ơn Đảng và Nhà nước và luôn bảo ban nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh trật tự”-Trưởng thôn bày tỏ.

Người dân làng Trớ giúp gia đình anh Đinh Chying làm nhà. Ảnh: Nhật Hào
Người dân làng Trớ giúp gia đình anh Đinh Chying làm nhà. Ảnh: Nhật Hào


Tại làng Trớ, khoảng hơn 20 người dân đang tập trung giúp gia đình anh Đinh Chyinh làm nhà. Ông Đinh Byei-Bí thư Chi bộ làng Trớ-cho hay: “Người dân làng Trớ rất đoàn kết. Hễ hộ nào có việc thì bà con đều xúm lại giúp sức. Cũng nhờ cố kết cộng đồng mà làng đã triển khai hiệu quả mô hình “Tổ tự quản bảo đảm an ninh trật tự”. Trong những ngày diễn ra Đại hội lần thứ XIII của Đảng, làng cũng triển khai cho các tổ thay nhau trực đêm để bảo vệ tài sản của người dân cũng như bảo vệ rừng, ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Trọn niềm tin với Đảng

Gia đình ông Đinh Oeng là một trong những điển hình trong thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội 4 làng căn cứ kháng chiến xã Chư A Thai”. Ông bày tỏ: “Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của dân làng ổn định hơn. Riêng gia đình tôi có 2 ha mì và đàn bò hơn 20 con. Con trai tôi cũng được hỗ trợ đi xuất khẩu lao động để cải thiện thu nhập”.

Triển khai đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng, người dân được đầu tư về các công trình nước sinh hoạt
Triển khai đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng căn cứ kháng chiến, người dân được đầu tư về các công trình nước sinh hoạt. Ảnh: Nhật Hào


Trò chuyện với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Siu Tinh thông tin: Kể từ khi triển khai Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội 4 làng căn cứ kháng chiến xã Chư A Thai”, đời sống của người dân 4 làng Đồn được cải thiện rõ rệt. Ngoài thay đổi cảnh quan môi trường, điều kiện sinh hoạt, người dân được tham gia các mô hình sản xuất để nâng cao kỹ thuật canh tác. Cả 4 làng chỉ còn 89 hộ nghèo.

“Chúng tôi đang triển khai thực hiện giai đoạn II của Đề án. Tới đây, xã sẽ tích cực phối hợp với các ban, ngành của huyện hỗ trợ người dân các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi để người dân áp dụng vào sản xuất; tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình hiện đang triển khai như: trồng điều, xoài Úc, cánh đồng mía lớn, lúa cạn… Đồng thời, sẽ phối hợp tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, xã tổ chức rà soát, thống kê lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ổn định, khuyến khích vào làm công nhân tại các nhà máy gạch trên địa bàn xã; làm công nhân ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... Đặc biệt là xuất khẩu lao động nước ngoài để cải thiện thu nhập”-Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định.
 

NHẬT HÀO
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.