Dịch vụ thẩm mỹ, spa: Quản lý chưa chặt chẽ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước nhu cầu làm đẹp ngày càng phổ biến của chị em, nhiều cơ sở thẩm mỹ, spa trên địa bàn tỉnh đã không ngần ngại “vượt rào”, thực hiện những dịch vụ không được cấp phép. Đây là mối nguy hiểm khó lường, khiến khách hàng có thể phải trả giá bằng tính mạng.
Dịch vụ thẩm mỹ, spa như “nấm sau mưa”
Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Y tế TP. Pleiku, thành phố hiện có 13 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, spa nằm trên địa bàn 4 phường gồm: Tây Sơn, Yên Đổ, Phù Đổng, Ia Kring. So với thực tế, con số này mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Bởi chỉ tính trên các tuyến đường lớn như: Nguyễn Tất Thành, Phan Đình Phùng, Wừu..., số cơ sở treo biển hiệu kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, spa đã vượt quá con số mà Trung tâm Y tế TP. Pleiku cung cấp.
Đáng chú ý, nhiều cơ sở sẵn sàng nhận thực hiện những dịch vụ không được cấp phép. Đơn cử, tại một cơ sở nhỏ đặt ở tầng trệt căn nhà nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, mặc dù hệ thống cơ sở vật chất hết sức đơn giản với biển hiệu quảng cáo dịch vụ nối mi, nhưng khi vào bên trong P.V lại thấy nhân viên đang xăm phun môi và chân mày cho khách. Tại Spa Bội Ngọc (số 348 Cách Mạng Tháng Tám) hay Mỹ viện An An (126 Phan Đình Phùng), nhân viên và bác sĩ tư vấn vẫn nhận thực hiện cắt mí, sửa mí hỏng, tạo má lúm đồng tiền, điều trị nám bằng tia laser… cho khách. Chi phí mỗi lần thực hiện từ vài triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng tùy trường hợp. Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Y tế, các cơ sở này không có trong danh sách phòng khám thẩm mỹ được cấp phép đủ điều kiện thực hiện các can thiệp xâm lấn.
Minh họa: NHỐP
Minh họa: NHỐP
Trong khi đó, nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ thẩm mỹ có tính chất xâm lấn như: nâng mũi, cắt mí… cũng rất hồn nhiên trong việc “chọn mặt gửi vàng”. “Thấy bạn bè cắt mí đẹp, tôi cũng hỏi địa chỉ để liên hệ làm. Người cắt mí cho tôi được giới thiệu là ở TP. Hồ Chí Minh. Chị ấy gom vài khách rồi về Gia Lai làm một đợt. Tôi cắt mí với giá 2,5 triệu đồng và phải chạy ngược vào huyện Đức Cơ để làm. Tuy nhiên, lần cắt mí này của tôi không thành công. Nhìn thoáng qua, ai cũng nhận ra một đường sẹo hơn là đường nét tự nhiên của mí mắt. Buồn nhất là 2 mí nhấn không đều nhau”-chị Nguyễn Thị Hạnh (tổ 2, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) chia sẻ. Theo chị Hạnh, khi thực hiện thủ thuật, chị được nhân viên tiêm gây tê vùng mặt. Việc phẫu thuật cắt mí diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ những phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ mới được thực hiện can thiệp xâm lấn. Tuy vậy, nhiều cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa vẫn phớt lờ quy định này. Chính P.V cũng được chủ một spa giới thiệu, nếu có nhu cầu sẽ gọi điện cho một người chuyên cắt mí có tiếng ở Đà Nẵng lên Pleiku thực hiện. Khi được hỏi: “Việc cắt mí sẽ diễn ra ở đâu, có bảo đảm không?”, chủ spa này khẳng định: “Em yên tâm, bên chị sẽ sắp xếp. Bảo đảm mí mắt em sẽ rất tự nhiên”.
Quản lý chưa chặt chẽ
 
Ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế: “Đến nay, Thanh tra Sở Y tế đã tổ chức 2 đợt thanh-kiểm tra các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn TP. Pleiku. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn khá mới nên chúng tôi chủ yếu nhắc nhở, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở, chưa xử phạt trường hợp nào. Thời gian tới, ngoài tăng cường thanh-kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn, Sở sẽ chú trọng mở các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho các cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm bắt, hiểu và từ đó lựa chọn những địa chỉ tin cậy, đạt chuẩn để tránh tiền mất tật mang”.

Theo thống kê của Sở Y tế, toàn tỉnh hiện có 109 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ và 2 phòng khám thẩm mỹ. Ông Phạm Quyết Thắng-chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế ) cho biết: Căn cứ theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh-chữa bệnh thì hiện nay toàn tỉnh chỉ có 2 phòng khám thẩm mỹ (1 phòng khám được đặt tại tầng 5 Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai và Thẩm mỹ viện Á Đông, số 41 Ngô Gia Tự, TP. Pleiku); số còn lại đều là các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ. 2 loại hình này khác nhau ở chỗ, các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ cần nộp hồ sơ tại Sở Y tế và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình; trong khi đó các phòng khám thẩm mỹ phải đáp ứng yêu cầu có bác sĩ, làm hồ sơ đăng ký và được Sở Y tế thẩm định, cấp phép. Rõ ràng, quy định này còn khá lỏng lẻo trong điều kiện áp dụng, đặc biệt với loại hình cơ sở dịch vụ thẩm mỹ. “Việc các cơ sở tự đăng ký, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sẽ rất nguy hiểm, bởi hoạt động thẩm mỹ thường tác động trực tiếp vào cơ thể con người”-ông Thắng nhận định.
Cũng theo Nghị định 109, chỉ các phòng khám thẩm mỹ trở lên mới đủ điều kiện thực hiện các can thiệp như: đốt nốt ruồi, lấy mụn thịt, cắt mí, nâng mũi, độn cằm, chiếu tia, sóng… Tuy nhiên, tại Pleiku hiện nay, khi tìm đến các cơ sở thẩm mỹ, khách hàng dễ dàng nhận được cái gật đầu đồng ý thực hiện. Và thiệt hại được đẩy về phía khách hàng. Điển hình là trường hợp chị Nguyễn Thị Hạnh. Do quá tin tưởng vào sự giới thiệu của bạn bè mà chị đã phải bỏ số tiền gấp đôi để xuống Quy Nhơn xử lý lại mí mắt bị cắt hỏng. Từ góc độ chuyên môn, ông Phạm Quyết Thắng cảnh báo: “Khi nhấn mí nếu không đảm bảo công tác khử trùng sẽ dễ sinh phù nề, chảy dịch và gây hỏng mắt. Đặc biệt, chị em cần cẩn trọng với dịch vụ tiêm filler nâng mũi, nếu tiêm vào động mạch sẽ gây mù mắt hoặc gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Đơn giản như xăm mày, xăm môi nếu không đảm bảo sẽ lây truyền các bệnh nguy hiểm như HIV hoặc bị sốc phản vệ khi thực hiện tiêm gây tê, trong khi các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không có bác sĩ xử lý cấp cứu”.
Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 18-1, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trung tâm Tin học Ngoại Ngữ EDUVIET Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Trường Trung cấp Thủ đô tổ chức chương trình tặng quà Tết cho bà con xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mrơn thăm, tặng quà Tết cho em Rah Lan Sinh-trẻ mồ côi được Hội nhận đỡ đầu. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa mang Tết yêu thương đến với phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

(GLO)- Trong không khí những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang “Tết yêu thương” đến với các gia đình hội viên phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi, tạo không khí vui tươi, ấm áp dịp Tết đến, Xuân về.

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.