Làm đẹp bằng tiêm filler, nữ sinh viên bị hoại tử mũi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nữ sinh viên (19 tuổi, ngụ Q.2, TP.HCM) khai với bác sĩ cô được bạn bè giới thiệu một cơ sở thẩm mỹ ở một chung cư trên địa bàn Q.4 nên đã tìm đến đây để sửa mũi bằng cách bơm chất làm đầy.

Phần mũi bị hoại tử của bệnh nhân
Phần mũi bị hoại tử của bệnh nhân

Hậu quả là cô phải nhập viện Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM để điều trị biến chứng sau thẩm mỹ.

Theo lời nữ sinh viên, tại cơ sở thẩm mỹ này, cô được một nhân viên nam khoảng 20 tuổi chích khoảng 1,5ml chất làm đầy (filler) không rõ loại vào vùng mũi. Sau tiêm, nữ sinh không thấy có triệu chứng gì bất thường nên ra về.

Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, bệnh nhân cảm thấy tê đau nhức vùng mũi và da xung quanh mắt.


Sau đó, vùng này sưng đỏ rồi chuyển sang tím bầm. Lúc này, cô đã tìm đến cơ sở thẩm mỹ trên để phản ánh và được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương điều trị biến chứng.

Hôm nay (8/11), bác sĩ Võ Thị Tuyết Nhung, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, cho biết qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng hoại tử vùng mũi sau khi tiêm chất làm đầy nâng mũi ngày thứ ba. Bệnh nhân được điều trị kháng viêm, kháng sinh, giảm đau.

Hiện tình trạng bệnh nhân tương đối ổn định, còn thâm tím nhẹ vùng mũi. Rất may trường hợp này chưa gây biến chứng về mắt.

Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM, cho biết bệnh viện thường xuyên tiếp nhận “sửa sai” cho các trường hợp làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép, bị biến chứng nặng nề. Mỗi tháng, bệnh viện đều tiếp nhận 1-2 ca bị biến chứng vì thẩm mỹ như vậy.

Riêng trong tuần vừa qua có 4 trường hợp bị biến chứng do làm đẹp như tiêm chất làm đầy, làm trắng da,...

Trong đó, có một trường hợp là người mẫu chuyên bán hàng trên mạng bị biến chứng do tiêm chất làm đầy vào mũi và một trường hợp tiêm silicon vào vùng mông.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo, người muốn làm đẹp thì nên tìm hiểu kỹ cơ sở có uy tín và phải biết chất được bơm vào cơ thể mình là chất gì, có được công nhận hay không để tránh các trường hợp đáng tiếc phải tìm đến bệnh viện cấp cứu.

Nguyên Mi (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.