"Dẹp loạn" karaoke tự phát

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2016/NĐ-CP theo hướng bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã đối với các hành vi vi phạm về tiếng ồn, người dân cả nước rất đồng tình. Bởi lẽ, karaoke tự phát là nỗi khổ không của riêng ai, là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm âm thanh nghiêm trọng.
Hiện nay, việc xử lý vi phạm về tiếng ồn được thực hiện theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, một số quy định trong 2 nghị định này còn những vấn đề bất cập.
Cụ thể, Nghị định số 155 quy định việc đo đạc tiếng ồn phải được thực hiện bởi đơn vị có chức năng (được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường), đồng thời không giao thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã xử phạt hành vi này. Trong khi đó, tiếng ồn gây ra từ việc hát karaoke phát sinh vào thời điểm nhất định, tức thời nên cơ quan chức năng gặp khó trong việc phối hợp kiểm tra, đo đạc, xác định vi phạm. Theo Nghị định số 167 thì mức phạt tiền rất thấp, 100-300 ngàn đồng; đồng thời chỉ giới hạn việc xử lý vi phạm trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. 
Ảnh minh họa: INTERNET
Ảnh minh họa: Internet
Do vậy, nhiều người bị karaoke tự phát từ nhà hàng xóm “tra tấn” cả ngày cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Có gia đình chọn giải pháp tạm “lánh nạn” đến nhà bạn bè, người thân, đợi khi yên ắng mới về. Chỉ thương các em nhỏ không thể tập trung học bài được vì tiếng ồn kéo dài gây căng thẳng, mỏi mệt, nhất là khi phải nghe những giọng hát đã… nhừa nhựa, sai tông, lạc điệu do bia rượu.
Không chỉ ở khu dân cư, khi tìm về với thiên nhiên, không ít người vẫn bị “nỗi khổ biết nói cùng ai” đeo bám. Anh Võ Hùng (30/12 Sư Vạn Hạnh, phường Hội Thương, TP. Pleiku) than thở: “Chiều nóng nực, cả nhà kéo nhau vào hồ Ia Băng (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cho mát. Ngồi được một lát thì có 2 nhóm bạn trẻ mang theo 2 cái loa kẹo kéo vào tranh nhau hát, cứ như là cãi nhau làm mình muốn tăng xông luôn”. Đáng nói, trên thực tế đã có nhiều vụ án mạng xảy ra từ việc hát karaoke gây ồn ào ở khu dân cư. 
Nhằm đảm bảo tính kịp thời trong việc xử lý vi phạm, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155 theo hướng bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã đối với các hành vi vi phạm về tiếng ồn.
Tất nhiên, kiến nghị trên cần có thời gian để Chính phủ xem xét, bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, đây được nhận định là cách hữu hiệu để “dẹp loạn” vấn nạn karaoke tự phát. Nhiều người cũng kiến nghị nên tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, không đóng khung thời hạn xử lý, quy định các gia đình tổ chức hát karaoke tại nhà phải có phòng cách âm để tránh làm phiền hàng xóm.
Tuy vậy, những biện pháp nói trên vẫn chưa đủ. Thiết nghĩ, cần có sự phối hợp tuyên truyền cụ thể của nhiều cấp, ngành, đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ… để nâng cao nhận thức của người dân về quy định của pháp luật, về ý thức tôn trọng không gian sinh hoạt chung của cộng đồng. Hiện nay, chúng ta đang dốc sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nếp sống văn minh cần được xây dựng, củng cố từ những điều rất nhỏ như vậy chứ không cần quá to tát, cao xa. 
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.