Đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu sang năm 2027

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ Tài chính đã đề xuất Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu sang năm 2027, thay vì 2026 như dự kiến ban đầu.

bo-tai-chinh-de-xuat-lui-tang-thue-tieu-thu-voi-bia-ruou-sang-nam-2027-anh-nguon-doanhnghieptiepthivn.jpg
Bộ Tài chính đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang năm 2027. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Cùng với đó, Chính phủ đề xuất thực hiện theo phương án tăng thuế “đỡ sốc” cho doanh nghiệp. Theo phương án này, rượu từ 20 độ trở lên dự kiến tăng theo lộ trình từ mức 65% hiện nay lên 90% trong 5 năm. Mức thuế tối đa với rượu dưới 20 độ là 60%, bia cũng tăng từ 65% hiện nay lên 90% trong cùng giai đoạn.

Theo Bộ Tài chính, đề xuất này đưa ra trong bối cảnh Mỹ công bố chính sách mới về thuế quan và được hoãn trong 90 ngày nhưng dự kiến tác động mạnh tới kinh doanh và tâm lý các doanh nghiệp.

Theo một báo cáo công bố năm nay của hãng nghiên cứu thị trường EMR Claight, quy mô thị trường đồ uống Việt Nam năm 2024 đạt 15,5 tỷ USD. Ngành này đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 60.000 tỷ đồng mỗi năm, trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt trên 40.000 tỷ đồng. 3 năm gần đây, lợi nhuận bình quân toàn ngành giảm, thu ngân sách giảm bình quân 10% mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.