Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cục An toàn lao động gửi tờ trình lên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với số ngày nghỉ là 7 ngày

Ngày 22-9, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), cho biết đơn vị này có tờ trình Bộ LĐ-TB-XH để xem xét 2 phương án cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Phương án 1, người dân được nghỉ trước Tết 2 ngày và 5 ngày sau Tết bao gồm cả nghỉ bù

Phương án 1, người dân được nghỉ trước Tết 2 ngày và 5 ngày sau Tết bao gồm cả nghỉ bù

Theo ông Thắng, tờ trình mới được gửi lên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH; sau đó Bộ trưởng sẽ xem xét phương án rồi gửi các bộ, ngành nhằm lấy ý kiến trước khi trình lên Thủ tướng Chính phủ để quyết định.

Phương án 1: Công chức, viên chức nghỉ 2 ngày trước Tết, 3 ngày sau Tết và 2 ngày nghỉ bù do trùng với cuối tuần. Bắt đầu từ thứ Năm ngày 8-2-2024 đến hết thứ Tư ngày 14-2-2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán 2024, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).

Phương án 2: Công chức, viên chức đề xuất nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết và 2 ngày nghỉ bù. Cụ thể, công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch năm 2024 từ thứ Sáu ngày 9-2-2024 đến hết thứ Năm ngày 15-2-2024 Dương lịch (tức ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn.

Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán, công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần).

Cục An toàn lao động đề xuất chọn phương án 1 vì cả 2 phương án đều có số ngày nghỉ bằng nhau nhưng phương án 1 đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.

Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định dịp Tết Âm lịch người lao động được nghỉ làm 5 ngày vẫn hưởng nguyên lương. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch (Điều 112).

Theo thông lệ, tháng 9 hằng năm, Bộ LĐ-TB-XH tiến hành xây dựng phương án các ngày nghỉ lễ, Tết của năm tiếp theo để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Có thể bạn quan tâm

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.