Để Pleiku thực sự là thành phố "cao nguyên xanh vì sức khỏe"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 22-1-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 146/QĐ-TTg về việc công nhận TP. Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai. Điều đó nói lên rằng: Được tỉnh quan tâm đầu tư cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, đến nay, Pleiku đã hoàn thành căn bản những mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, chỉnh trang đô thị... đã đủ tầm của một đô thị loại I.
 

 Một góc TP. Pleiku. Ảnh: HỒNG THI
Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Hồng Thi


Tuy nhiên, vấn đề quản lý, xử lý về vệ sinh môi trường, về trật tự đô thị vẫn còn những tồn tại, bất cập. Đó là tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, cơi nới vật kiến trúc, làm mái che; các loại phương tiện giao thông đậu đỗ không đúng quy định; vứt rác thải sinh hoạt, thậm chí phóng uế bừa bãi... Nhiều người cố tình vi phạm chỉ giới xây dựng, vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông.

Theo Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Quế thì trong 5 năm qua, thành phố đã tích cực tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị, thiết lập trật tự kỷ cương, văn minh đô thị. Theo đó, thành phố đã tổ chức 896 đợt kiểm tra trật tự đô thị, tiến hành xử lý hơn 10.400 trường hợp vi phạm; vận động 8.225 trường hợp nhân dân tự nguyện tháo dỡ vật kiến trúc vi phạm chỉ giới xây dựng. Việc tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý đã từng bước làm chuyển biến về nhận thức và tự giác thực hiện các quy định, quy ước về văn hóa, nếp sống văn minh đô thị của đại bộ phận người dân.

Nhưng theo chúng tôi, việc quản lý, xử lý về trật tự đô thị cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng “ra quân”, hô hào, phong trào, rồi đâu lại vào đó, kiểu “ném đá ao bèo”. Tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân tự nguyện, tự giác chấp hành những quy ước, quy định về văn hóa, văn minh đô thị cũng là điều cần làm. Tuy nhiên, để chuyển từ hành động tự phát đến hành động tự giác của mọi người là cả một quá trình, ngoài việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục ra còn phải có sự điều chỉnh của luật pháp.


Để xử phạt hành chính các vi phạm nói trên không phải không có các quy định của pháp luật, vấn đề là cơ quan chức năng có thực hiện thường xuyên, liên tục hay không. Để có một đô thị Pleiku “thông minh, hiện đại” và là một thành phố “cao nguyên xanh vì sức khỏe” như mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII đã đề ra, ngoài những tiêu chí quy định cần có của một đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không thể không quyết liệt và nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, xử lý những vi phạm về trật tự văn minh đô thị.

Thiết nghĩ, cán bộ, đảng viên và gia đình của họ phải là những người làm gương trước quần chúng nhân dân chính nơi cư trú của mình. Đối với những người thiếu ý thức, không gương mẫu chấp hành các quy định về trật tự, văn minh đô thị, cố tình vi phạm thì cần xử phạt nghiêm minh và thông báo về địa phương, cơ quan, có thể công khai danh tính trên các phương tiện truyền thông của địa phương.

Hy vọng trong tương lai gần, TP. Pleiku sẽ trở thành đô thị thông minh, hiện đại và là thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe; là nơi đáng sống, là điểm đến hấp dẫn, thân thiện của du khách trong và ngoài nước!

BÍCH HÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). 

Ảnh: Mai Ka

Nghề nuôi ong ở Chư Nghé

(GLO)- Đó là chuyện của mấy chục năm về trước ở thị tứ Chư Nghé, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Anh Trần Văn Huynh-một người bạn của tôi-kể: Năm 1995, anh rời Hà Nam vào Ia Grai lập nghiệp.

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ký ức vùng biên

(GLO)- Mới đó mà đã hơn 20 năm kể từ ngày tôi về nhận công tác tại Huyện Đoàn Đức Cơ. Ngày ấy, tôi quyết định rời xa phố xá đông vui để lên làm việc tại vùng biên giới xa xôi trước sự ngạc nhiên của bè bạn. Chuyến đi mang theo hoài bão lớn lao với khát vọng của một thanh niên đang căng tràn sức trẻ.