Đề nghị bãi bỏ điều kiện kinh doanh với 21 ngành nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số này có nhiều ngành nghề đang được các doanh nghiệp quan tâm và đề nghị bãi bỏ điều kiện kinh doanh như xuất khẩu gạo, kinh doanh dịch vụ logistics, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ...
 

Trong số ngành nghề đầu tư, kinh doanh tiếp tục được đề xuất bãi bỏ có kinh doanh dịch vụ logistics.
Trong số ngành nghề đầu tư, kinh doanh tiếp tục được đề xuất bãi bỏ có kinh doanh dịch vụ logistics.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp do Bộ KH-ĐT đang xây dựng có nội dung tiếp tục bãi bỏ 21 ngành nghề được xác định là không đáp ứng yêu cầu của Khoản 1, Điều 7 của Luật Đầu tư (không đáp ứng các lý do nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng).

Trong số này có nhiều ngành nghề đang được các doanh nghiệp quan tâm và đề nghị bãi bỏ điều kiện kinh doanh như xuất khẩu gạo, kinh doanh dịch vụ logistics, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ...

Báo cáo đánh giá tác động của đề xuất, Bộ KH-ĐT cho rằng, việc bãi bỏ 21 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ giúp tinh gọn bộ máy, giảm chi tiêu ngân sách; tạo thuận lợi cho công tác quản lý vì một số ngành, nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, thiếu tính khả thi sẽ được bãi bỏ.

Đối với người dân và doanh nghiệp, nếu đề xuất này được chấp thuận sẽ cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Hiện tại, theo Luật sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, danh mục này có 243 ngành nghề, đã giảm 33 ngành nghề so với danh mục được ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014.

Danh sách 21 ngành nghề đầu tư, kinh doanh tiếp tục được đề xuất bãi bỏ:

- Kinh doanh dịch vụ xoa bóp

- Kinh doanh dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại

- Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

- Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LGP)

- Xuất khẩu gạo

- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

- Nhượng quyền thương mại

- Kinh doanh dịch vụ Logistic

- Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển

- Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản

- Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư

- Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư

- Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng

- Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện

- Kinh doanh sản phẩm amiăng trắng thuộc nhóm Serpetine

- Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì

- Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy

- Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành

- Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu

- Kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng.

Anh Phương/sggp

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

(GLO)- Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chanh dây không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản của Gia Lai thâm nhập thị trường tỷ dân mà còn trao cho ngành hàng này “vé thông hành” để bước vào thị trường lớn.