Đê Chơ Gang phấn đấu cuối năm 2024 đạt chuẩn làng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Phấn đấu xây dựng Đê Chơ Gang đạt chuẩn làng nông thôn mới cuối năm 2024, xã Phú An (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã huy động nhiều nguồn lực và đa dạng các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Chung tay xây dựng làng nông thôn mới

Đê Chơ Gang có 136 hộ, hơn 500 khẩu; hơn 90% là người dân tộc thiểu số. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), cán bộ và Nhân dân làng Đê Chơ Gang đã đoàn kết chung lòng để hoàn thành các tiêu chí NTM.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) Đinh Văn Cao (thứ 2 bên phải) tuyên truyền người dân chung tay hoàn thành các tiêu chí làng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Minh

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) Đinh Văn Cao (thứ 2 bên phải) tuyên truyền người dân chung tay hoàn thành các tiêu chí làng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Đinh Văn Cao-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Chơ Gang cho hay: 10 năm qua, làng được Nhà nước đầu tư hơn 4,7 tỷ đồng làm đường sá, sửa chữa, nâng cấp đập thủy lợi, kênh mương, hệ thống ống dẫn nước về làng cũng như hỗ trợ phân bón, giống lúa, giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế. Từ năm 2011 đến nay, bà con trong làng đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng để xây dựng NTM.

Đặc biệt, hưởng ứng phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, người dân đã tự nguyện hiến hơn 500m2 đất vườn để mở rộng đường làng, ngõ xóm; đóng góp hàng chục ngày công lao động và hơn 70 triệu đồng để làm đường bê tông, nâng tỷ lệ đường giao thông nội làng được bê tông đạt hơn 90%.

“Bà con đóng góp kinh phí sửa chữa nhà rông, xây dựng các tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp; tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,5% dân số; bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy; 100% hộ dân ký cam kết thực hiện nghiêm các hương ước, quy ước của làng; đoàn kết giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xây dựng làng quê ngày càng giàu đẹp, khang trang hơn”-ông Cao phấn khởi nói.

Gia đình Đinh Văn Đang (làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ) đã chủ động dỡ hàng rào dài 50m lùi sâu vào bên trong vườn 1m và đóng góp 500 ngàn đồng chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn sạch-đẹp. Ảnh: Ngọc Minh

Gia đình Đinh Văn Đang (làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ) đã chủ động dỡ hàng rào dài 50m lùi sâu vào bên trong vườn 1m và đóng góp 500 ngàn đồng chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn sạch-đẹp. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều năm nay, chị Đinh Thị Nhiếc (làng Đê Chơ Gang) duy trì, chăm nom hàng rào xanh, cổng hoa giấy và những luống hoa mười giờ, tạo cảnh quan làng quê thêm rực rỡ. “Để nhân rộng mô hình, đã có nhiều chị em xin giống cây chuỗi ngọc, giống hoa về trồng. Đây là động lực để tôi duy trì hàng rào xanh, đường hoa mười giờ, góp phần cùng chính quyền địa phương, dân làng hoàn thành tiêu chí NTM”-chị Nhiếc nói.

Hội viên phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) trồng hàng rào xanh, con đường hoa tạo cảnh quan làng quê thêm rực rỡ. Ảnh: Ngọc Minh

Hội viên phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) trồng hàng rào xanh, con đường hoa tạo cảnh quan làng quê thêm rực rỡ. Ảnh: Ngọc Minh

Nỗ lực hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về việc xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc cùng sự nỗ lực của dân làng, đến nay Đê Chơ Gang đã đạt 16/19 tiêu chí; còn 3 tiêu chí chưa đạt: Môi trường và an toàn thực phẩm, thu nhập và hộ nghèo.

Lực lượng quân đội, đoàn viên thanh niên giúp dân làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) đào hầm rút nước thải. Ảnh: Ngọc Minh

Lực lượng quân đội, đoàn viên thanh niên giúp dân làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) đào hầm rút nước thải. Ảnh: Ngọc Minh

Chung tay thực hiện mục tiêu phấn đấu đưa làng Đê Chơ Gang đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2024, từ đầu năm đến nay, Ủy Ban MTTQ Việt Nam xã Phú An cùng các hội, đoàn thể đã hướng dẫn người dân chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ, trồng mới 1.000m hàng rào bằng cây chuỗi ngọc; hỗ trợ 40 hộ dân 40 cây hoa giấy; vận động, giúp đỡ 32 hộ xây dựng công trình phụ, 4 hộ đào giếng nước, 7 hộ làm mới và sửa chữa nhà ở.

“Mặt trận phối hợp với xã, cơ quan chuyên môn của huyện mở lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn cho 32 người dân. Qua đó giúp bà con nâng cao kiến thức, kỹ năng trồng trọt, phát triển sản xuất cải thiện thu nhập; đồng thời chủ động nguồn rau xanh trong bữa ăn của gia đình”-ông Phạm Văn Ngữ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phú An chia sẻ.

Người dân làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) đã biết trồng rau màu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ảnh: Ngọc Minh

Người dân làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) đã biết trồng rau màu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ảnh: Ngọc Minh

Nói về giải pháp để hoàn thành 3 tiêu chí hiện chưa đạt chuẩn NTM ở làng Đê Chơ Gang hiện nay, ông Trần Quốc Khoa-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phú An chia sẻ: Về tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, xã đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội xã vận động người dân nhân rộng mô hình hàng rào xanh, cổng hoa giấy, vệ sinh đường làng ngõ xóm sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định. Xã đã xây dựng 4 bể chứa rác thuốc bảo vệ thực vật tại cánh đồng Tờ Đo; phối hợp với đơn vị kết nghĩa Tiểu đoàn 18 (Sư đoàn Bộ binh 2) và các đơn vị liên quan hỗ trợ ngày công lao động giúp các gia đình xây dựng công trình phụ, làm chuồng trại...

“Xã đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị của huyện phụ trách giúp đỡ các hộ dân triển khai việc hỗ trợ kinh phí, vật liệu xây dựng, sửa chữa, làm mới nhà ở. Đến nay, công việc giúp đỡ cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra”-ông Khoa thông tin.

Với tiêu chí thu nhập và hộ nghèo, Chủ tịch UBND xã Phú An phân tích: Theo Bộ tiêu chí thôn, làng đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 28-12-2022 của UBND tỉnh Gia Lai, tiêu chí thu nhập phải đạt 45 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người làng Đê Chơ Gang là 30 triệu đồng/năm, thấp hơn chuẩn tiêu chí 15 triệu đồng. Làng còn 68 hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Vì vậy, để hoàn thành 2 tiêu chí này, tranh thủ nguồn vốn từ một số dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã đã triển khai hỗ trợ 41 con bò cho 41 hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng; trong đó người dân đối ứng gần 360 triệu đồng. Việc đối ứng nhằm tăng cường trách nhiệm của người dân trong chăm sóc vật nuôi, sinh trưởng phát triển tốt”-ông Khoa giải thích.

Ông Khoa thông tin thêm: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai đã hỗ trợ 50 triệu đồng cho 5 hộ nghèo mua bò, xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi. Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, 40 cơ quan, phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể của huyện chịu trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ 52 hộ nghèo, hộ cận nghèo một phần kinh phí, cây-con giống, phân bón, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, vật liệu xây dựng…để các gia đình có thêm điều kiện phát triển kinh tế, sửa sang nhà ở, hoàn thiện các công trình phụ.

“Đây là những yếu tố quan trọng tạo động lực để hộ nghèo, cận nghèo từng bước cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Xã tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên và huy động tối đa nguồn lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM”-ông Khoa nói.

Bộ mặt làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ ngày càng khang trang, đổi mới. Ảnh: Ngọc Minh

Bộ mặt làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ ngày càng khang trang, đổi mới. Ảnh: Ngọc Minh

Về nâng cao thu nhập, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Chơ Gang thông tin thêm: “Dân làng có hơn 100 ha cây keo, bạch đàn, phần lớn trong thời kỳ khai thác; 25 ha lúa nước, 50 ha mì và hàng chục ha cây hoa màu khác. Tổng đàn bò, dê hơn 600 con. Hầu hết người dân chịu khó lao động sản xuất, làm thuê kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Từ nay tới cuối năm, bước vào vụ thu hoạch hoa màu, khai thác keo, bạch đàn, nhu cầu việc làm tăng, khi đó thu nhập của người dân sẽ được cải thiện hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Đ.M.P

Có một ngôi làng mang tên Đê Chơ Gang

(GLO)- Làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) được hình thành từ rất lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử, làng vẫn giữ nét đẹp truyền thống của văn hóa Bahnar. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người dân nơi đây vẫn một lòng chung thủy với cách mạng.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.