Đak Pơ củng cố, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) có 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã còn lại đạt 11-14 tiêu chí. Hiện tại, huyện tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững.

Nông thôn khởi sắc

Đến thời điểm này, huyện Đak Pơ có 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 gồm: Hà Tam, Tân An, Cư An và Phú An. Đối với một huyện thuần nông, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thì đây là kết quả rất đáng khích lệ. Huyện đang tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp cùng chung sức xây dựng NTM phù hợp với điều kiện hoàn cảnh địa phương.

Ông Trần Ngọc Thanh (thôn An Định, xã Cư An) cho biết: Cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm, duy tu sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, người dân trong xã tham gia hiến đất, đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng...

Nhờ vậy, diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên. Nhất là 2 năm trở lại đây, giá mía, mì đều tăng giúp bà con có nguồn thu nhập khá, tạo thuận lợi trong đóng góp xây dựng NTM.

Huyện Đak Pơ đầu tư làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Huyện Đak Pơ đầu tư làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Theo ông Cáp Văn Nhân-Chủ tịch UBND xã Cư An: Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, diện mạo nông thôn có sự khởi sắc, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần người dân có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt. Người dân đồng lòng hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng...

Còn ông Lê Kim Ngọc-Chủ tịch UBND xã Tân An thì cho hay: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã rất nhiều, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, đường nội đồng. Đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

Để nâng cao thu nhập cho người dân, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai một số mô hình khuyến nông như: hỗ trợ sản xuất rau trong nhà màng, cấp giấy chứng nhận sản xuất rau VietGAP cho 26 hộ gia đình; hỗ trợ sản xuất giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao; sản xuất hoa lan Dendrobium nuôi cấy mô thử nghiệm; duy trì liên kết sản xuất, tiêu thụ mía với Nhà máy Đường An Khê…

Nỗ lực củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí

Qua rà soát theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021-2025, các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 của huyện Đak Pơ đều bị tụt một số tiêu chí. Cụ thể, xã Hà Tam chỉ còn đạt 12/19 tiêu chí, xã Tân An đạt 16/19 tiêu chí, xã Cư An đạt 18/19 tiêu chí, xã Phú An đạt 14/19 tiêu chí.

Theo nhìn nhận của chính quyền địa phương, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay gặp một số khó khăn, vướng mắc như: việc huy động các nguồn lực hợp pháp tham gia chương trình còn hạn chế; một số tiêu chí khó thực hiện do Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 quy định cao hơn so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020.

Chủ tịch UBND xã Tân An cho biết: Theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, xã còn 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: cơ sở vật chất văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Vì vậy, xã đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện 3 tiêu chí này và phấn đấu hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Nông dân Đak Pơ đầu tư nhà lồng sản xuất rau giống. Ảnh: N.D

Nông dân Đak Pơ đầu tư nhà lồng sản xuất rau giống. Ảnh: N.D

Còn Chủ tịch UBND xã Cư An thì cho hay: Xã cũng gặp không ít khó khăn bởi nguồn thu nhập chính của người dân từ sản xuất nông nghiệp nhưng giá nông sản còn bấp bênh, đầu ra không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập. Từ đó, địa phương gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp tham gia xây dựng NTM.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Hiện nay, huyện tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, huyện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với điều kiện thực tế ở các xã; tập trung nguồn lực thực hiện các tiêu chí chưa đạt. Đặc biệt, huyện tiếp tục ưu tiên đầu tư thực hiện các tiêu chí khó như: môi trường và an toàn thực phẩm; nghèo đa chiều; thu nhập…; lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng NTM đạt kết quả cao nhất.

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.