Đak Pơ củng cố, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) có 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã còn lại đạt 11-14 tiêu chí. Hiện tại, huyện tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững.

Nông thôn khởi sắc

Đến thời điểm này, huyện Đak Pơ có 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 gồm: Hà Tam, Tân An, Cư An và Phú An. Đối với một huyện thuần nông, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thì đây là kết quả rất đáng khích lệ. Huyện đang tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp cùng chung sức xây dựng NTM phù hợp với điều kiện hoàn cảnh địa phương.

Ông Trần Ngọc Thanh (thôn An Định, xã Cư An) cho biết: Cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm, duy tu sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, người dân trong xã tham gia hiến đất, đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng...

Nhờ vậy, diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên. Nhất là 2 năm trở lại đây, giá mía, mì đều tăng giúp bà con có nguồn thu nhập khá, tạo thuận lợi trong đóng góp xây dựng NTM.

Huyện Đak Pơ đầu tư làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Huyện Đak Pơ đầu tư làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Theo ông Cáp Văn Nhân-Chủ tịch UBND xã Cư An: Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, diện mạo nông thôn có sự khởi sắc, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần người dân có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt. Người dân đồng lòng hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng...

Còn ông Lê Kim Ngọc-Chủ tịch UBND xã Tân An thì cho hay: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã rất nhiều, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, đường nội đồng. Đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

Để nâng cao thu nhập cho người dân, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai một số mô hình khuyến nông như: hỗ trợ sản xuất rau trong nhà màng, cấp giấy chứng nhận sản xuất rau VietGAP cho 26 hộ gia đình; hỗ trợ sản xuất giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao; sản xuất hoa lan Dendrobium nuôi cấy mô thử nghiệm; duy trì liên kết sản xuất, tiêu thụ mía với Nhà máy Đường An Khê…

Nỗ lực củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí

Qua rà soát theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021-2025, các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 của huyện Đak Pơ đều bị tụt một số tiêu chí. Cụ thể, xã Hà Tam chỉ còn đạt 12/19 tiêu chí, xã Tân An đạt 16/19 tiêu chí, xã Cư An đạt 18/19 tiêu chí, xã Phú An đạt 14/19 tiêu chí.

Theo nhìn nhận của chính quyền địa phương, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay gặp một số khó khăn, vướng mắc như: việc huy động các nguồn lực hợp pháp tham gia chương trình còn hạn chế; một số tiêu chí khó thực hiện do Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 quy định cao hơn so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020.

Chủ tịch UBND xã Tân An cho biết: Theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, xã còn 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: cơ sở vật chất văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Vì vậy, xã đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện 3 tiêu chí này và phấn đấu hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Nông dân Đak Pơ đầu tư nhà lồng sản xuất rau giống. Ảnh: N.D

Nông dân Đak Pơ đầu tư nhà lồng sản xuất rau giống. Ảnh: N.D

Còn Chủ tịch UBND xã Cư An thì cho hay: Xã cũng gặp không ít khó khăn bởi nguồn thu nhập chính của người dân từ sản xuất nông nghiệp nhưng giá nông sản còn bấp bênh, đầu ra không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập. Từ đó, địa phương gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp tham gia xây dựng NTM.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Hiện nay, huyện tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, huyện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với điều kiện thực tế ở các xã; tập trung nguồn lực thực hiện các tiêu chí chưa đạt. Đặc biệt, huyện tiếp tục ưu tiên đầu tư thực hiện các tiêu chí khó như: môi trường và an toàn thực phẩm; nghèo đa chiều; thu nhập…; lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng NTM đạt kết quả cao nhất.

Có thể bạn quan tâm

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

(GLO)- Xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh) đã triển khai các dự án hỗ trợ nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn.

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, UBND tỉnh vừa có Tờ trình số 2289/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kiểm tra chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số tại Gia Lai

Kiểm tra chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 2-10, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Y Vinh Tơr-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

(GLO)- Sáng 30-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tiến hành hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Ia Sao: Lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

Ia Sao lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.