Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 2: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với quyết tâm chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, lực lượng Công an 3 huyện Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai đã chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc một cách quyết liệt với mục tiêu cao nhất là giữ sạch "vùng xanh".

Nhiều khó khăn, thách thức

Tuyến biên giới tỉnh Gia Lai có nhiều đường mòn, lối mở. Đây là địa bàn thuận lợi để các đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ Campuchia vào Việt Nam. Đặc biệt, các đối tượng lợi dụng khu vực rừng núi, nương rẫy không có người qua lại để trồng cây thuốc phiện nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, một số người dân trên tuyến biên giới có quan hệ thân tộc, kết hôn với công dân của huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia. Đa phần đời sống của người dân khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, nhận thức về pháp luật cũng như tác hại của ma túy còn hạn chế. Một bộ phận thanh-thiếu niên thích ăn chơi, đua đòi, lười lao động. Trong khi đó, nhiều gia đình thiếu quan tâm quản lý, giáo dục con em hoặc phương pháp giáo dục, quản lý chưa phù hợp.

Cán bộ Công an xã Ia Chía (huyện Ia Grai) trao đổi với già làng Rơ Châm Chích (làng Peng) về công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng-chống ma túy. Ảnh: H.T

Cán bộ Công an xã Ia Chía (huyện Ia Grai) trao đổi với già làng Rơ Châm Chích (làng Peng) về công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng-chống ma túy. Ảnh: H.T

Hiện nay, trên địa bàn 3 huyện biên giới có gần 200 đối tượng liên quan đến ma túy, chủ yếu là thanh-thiếu niên. Nhiều đối tượng ở địa phương khác lợi dụng móc nối với các đối tượng trên địa bàn để mua bán trái phép chất ma túy.

Sau gần 7 tháng thực hiện kế hoạch chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, Công an xã Ia Chía (huyện Ia Grai) phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự-kinh tế-ma túy (Công an huyện) và tổ công tác Bộ đội Biên phòng tiến hành test ma túy đối với hơn 70 lượt thanh-thiếu niên. Qua đó, lực lượng chức năng phát hiện nhiều trường hợp dương tính với chất ma túy.

Thiếu tá Rơ Châm Thung-Phó Trưởng Công an xã Ia Chía-cho biết: “Khi xác định được những trường hợp dương tính với chất ma túy, chúng tôi đã tiến hành lập hồ sơ để quản lý; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với gia đình để tuyên truyền và quản lý con em. Tuy nhiên, công tác này cũng gặp không ít khó khăn. Các trường hợp dương tính với chất ma túy đều bỏ học giữa chừng, thường xuyên theo cha mẹ lên rẫy hàng tuần mới về làng.

Vì vậy, việc tiếp xúc để tuyên truyền cũng như thường xuyên gọi hỏi, răn đe, giáo dục cá biệt gặp khó khăn. Hơn nữa, thanh-thiếu niên thường lợi dụng những lúc đám cưới, đám hỏi và các lễ hội, sự kiện theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số để tụ tập sử dụng ma túy.

Bên cạnh đó, nhận thức về ma túy của cha mẹ các em cũng còn hạn chế. Thậm chí, nhiều gia đình nuông chiều con em quá mức, dẫn đến các em sa ngã vào ma túy và có các hành vi vi phạm pháp luật”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Để thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, Công an 7 xã biên giới đã tổ chức tốt công tác điều tra cơ bản, nhận diện những bất cập, khó khăn để tập trung xác định nội dung công tác trọng tâm, tham mưu lãnh đạo Công an huyện và Đảng ủy, UBND các xã chỉ đạo cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc giải quyết tận gốc các vấn đề phức tạp phát sinh.

Trong đó, Công an 7 xã đã tham mưu thành lập các tổ công tác tuyên truyền gồm lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và đại diện các ban, ngành, đoàn thể của xã; phối hợp với trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn, làng tổ chức hơn 50 buổi tuyên truyền tập trung, thu hút hơn 9.000 lượt người tham gia và hàng trăm lượt tuyên truyền cá biệt đối với các gia đình có con em sử dụng ma túy và nghi vấn sử dụng ma túy.

Ông Rơ Ma Jớp-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Chía-cho biết: “Với nhiệm vụ được phân công, chúng tôi phối hợp thường xuyên với Công an, Bộ đội Biên phòng để làm tốt công tác tuyên truyền tập trung cũng như vận động cá biệt. Trong đó, chú trọng những gia đình có con em từng dương tính với chất ma túy để chỉ ra cho phụ huynh biết ma túy không những hủy hoại cuộc đời và tương lai của các em mà còn gây nhiều hệ lụy và hành vi vi phạm pháp luật khác như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của gia đình và xã hội.

Bước đầu, bà con cũng đã hiểu về tác hại của ma túy và ý thức hơn trong công tác quản lý con em mình. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tôi tin rằng, nhận thức về tác hại của ma túy và các biện pháp phòng ngừa ma túy của mỗi người dân sẽ được nâng lên”.

Tổ công tác xã Ia Chía, huyện Ia Grai tuyên truyền cá biệt tại cơ sở. Ảnh: H.T

Tổ công tác xã Ia Chía, huyện Ia Grai tuyên truyền cá biệt tại cơ sở. Ảnh: H.T

Tham gia tổ công tác tuyên truyền phòng-chống ma túy, chị Rơ Mah Nhung-Bí thư Đoàn xã Ia Chía đã rút ra những kinh nghiệm, cách làm hay. Chị tâm sự: “Qua thực hiện nhiệm vụ, tôi nhận thấy những thanh-thiếu niên người dân tộc thiểu số nằm trong diện sử dụng và nghi vấn sử dụng ma túy thường tụ tập theo từng nhóm, không có việc làm ổn định và không tham gia tổ chức Đoàn.

Vì vậy, tôi đã tham mưu kế hoạch vận động các em tham gia sinh hoạt Đoàn; đồng thời, thường xuyên tổ chức các sân chơi, giao lưu văn nghệ, thể thao. Các chi đoàn thôn, làng tổ chức lao động để gây quỹ phục vụ hoạt động. Bên cạnh đó, tôi chủ động tham mưu Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các ban, ngành liên hệ việc làm tại các doanh nghiệp để hướng cho các em có công việc và thu nhập ổn định, tránh tụ tập dẫn đến sử dụng ma túy”.

Puih T. (15 tuổi, làng Beng, xã Ia Chía) bị nghi vấn sử dụng ma túy nên Công an xã đề nghị test kiểm tra. Kết quả, T. dương tính với chất ma túy nên Công an xã đã lập hồ sơ đưa vào diện theo dõi, quản lý.

Anh Noang (bố của T.) chia sẻ: “Được tổ công tác của xã đến tuyên truyền, tôi đã hiểu chất ma túy rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến con của mình. Nếu gia đình quản lý không tốt để cháu nghiện ma túy thì coi như tương lai chẳng còn. Tôi hứa sẽ khuyên bảo con mình, không để nó tự ý đi chơi. Nếu thấy cháu có biểu hiện sử dụng ma túy, tôi báo với Công an xã để có cách xử lý. Tôi chỉ mong nó từ bỏ hẳn việc sử dụng ma túy”.

Phát huy vai trò của người uy tín

Trong công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng-chống ma túy trên địa bàn các xã biên giới thì già làng, người có uy tín, chức sắc tôn giáo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng đã chủ động tiếp xúc với hơn 200 lượt già làng, người có uy tín, chức sắc tôn giáo để vận động họ phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về tệ nạn ma túy.

Cả cuộc đời 79 tuổi, già làng Siu Long (làng Goong, xã Ia Púch, huyện Chư Prông) đã gắn bó với vùng biên giới, chứng kiến bao thăng trầm của mảnh đất nơi mình sinh sống. Ông rất vui mừng khi các công trình điện-đường-trường-trạm ở vùng biên giới được Nhà nước quan tâm đầu tư; đời sống của bà con cũng được nâng lên. Thế nhưng, sự len lỏi, xâm nhập của ma túy vào một bộ phận thanh-thiếu niên ở vùng biên giới đã làm ông trăn trở, lo lắng.

Ông tâm sự: “Trước đây, địa bàn xã biên giới này không có ma túy. Những năm gần đây, một số đối tượng lợi dụng địa bàn để mua bán, sử dụng ma túy khiến bản thân tôi rất lo lắng. Vừa qua, cán bộ Công an xã và tổ công tác Bộ đội Biên phòng đến cung cấp cho tôi thông tin liên quan đến ma túy trên địa bàn và kế hoạch tuyên truyền, đấu tranh ngăn chặn.

Với trách nhiệm của mình, tôi thường xuyên phối hợp để tuyên truyền, vận động bà con phải nêu cao cảnh giác, nếu phát hiện trường hợp nghi vấn phải báo ngay cho cơ quan chức năng vào cuộc xử lý; phải thực sự quan tâm quản lý con cái, không để các cháu tụ tập sử dụng ma túy dẫn đến phạm tội, gây ảnh hưởng đến gia đình và sự bình yên của dân làng”.

Còn già làng Rơ Châm Chích (làng Peng, xã Ia Chía) cho rằng: “Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng, mua bán ma túy để răn đe cá biệt và phòng ngừa chung. Với những trường hợp thanh-thiếu niên đã tham gia sử dụng ma túy, bản thân tôi sẽ tổ chức họp làng để đưa ra kiểm điểm trước dân, nếu còn tái vi phạm sẽ xử lý theo pháp luật. Cha mẹ các cháu cũng phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, tôi cũng tranh thủ thời gian gặp gỡ các gia đình có con em từng sử dụng ma túy để khuyên họ có biện pháp cụ thể răn đe, giáo dục giúp các cháu nhận thức được hậu quả khi dính vào ma túy”.

Ông Ksor Lam-Chấp sự Chi hội Plei Chan, Hội thánh tin lành Việt Nam (miền Nam) nêu cao quyết tâm cùng lực lượng Công an và các ngành chức năng tuyên truyền cho bà con hiểu và tránh xa ma túy. Ảnh: H.T

Ông Ksor Lam-Chấp sự Chi hội Plei Chan, Hội thánh tin lành Việt Nam (miền Nam) nêu cao quyết tâm cùng lực lượng Công an và các ngành chức năng tuyên truyền cho bà con hiểu và tránh xa ma túy. Ảnh: H.T

Được Công an xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) phổ biến chủ trương về xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, ông Ksor Lam-Chấp sự Chi hội Plei Chan thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã thông qua sinh hoạt tôn giáo kết hợp tuyên truyền cho bà con hiểu tác hại và những hệ lụy từ ma túy để nêu cao cảnh giác.

Ông Lam chia sẻ: “Hàng tuần, trong các buổi sinh hoạt điểm nhóm, tôi dành thời gian để tuyên truyền pháp luật, nói cho bà con biết tác hại của ma túy. Những gia đình có thanh-thiếu niên phải ký cam kết quản lý chặt con mình đi đâu, làm gì thì phụ huynh đều phải biết.

Bên cạnh đó, Công an xã Ia Pnôn cũng thường xuyên phối hợp với chúng tôi để thực hiện công tác tuyên truyền. Đến nay, chúng tôi chưa phát hiện trường hợp con em giáo dân liên quan đến ma túy. Bà con rất tin tưởng vào chính quyền địa phương và luôn chấp hành tốt pháp luật”.

Có thể bạn quan tâm

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ cuối: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ cuối: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(GLO)- Công tác chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy” còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và cấp ủy, chính quyền các cấp của 3 huyện, 7 xã biên giới trên địa bàn Gia Lai phải nỗ lực cao hơn nữa để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 3: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 3: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy

(GLO)- Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, với quyết tâm xây dựng “vùng xanh” nơi biên giới, lực lượng Công an đã chủ động phối hợp đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với tội phạm ma túy.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 1: Hệ lụy khi ma túy xâm nhập vùng biên

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 1: Hệ lụy khi ma túy xâm nhập vùng biên

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Gia Lai về việc chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương quyết liệt vào cuộc.