Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới công ty nông-lâm nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời gian qua, các ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông-lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Dù gặp nhiều khó khăn song đến nay, việc sắp xếp, đổi mới các công ty do tỉnh quản lý đang có nhiều chuyển biến tích cực.

Gia Lai là tỉnh có nhiều công ty nông-lâm nghiệp hoạt động. Trong đó, tỉnh quản lý 11 Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và 3 Công ty nông nghiệp; còn lại 15 công ty nông-lâm nghiệp trực thuộc thuộc các tổng công ty và tập đoàn đứng chân trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các công ty tự tổ chức sản xuất, giao khoán đất, liên doanh, liên kết sản xuất…

 

Sau khi đổi mới, sắp xếp, Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn được đánh giá hoạt động hiệu quả hơn. Ảnh: N.D
Sau khi đổi mới, sắp xếp, Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn được đánh giá hoạt động hiệu quả hơn. Ảnh: N.D

Thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông-lâm nghiệp, đến nay, 11 công ty lâm nghiệp do tỉnh quản lý đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. Công ty Chè Bàu Cạn cũng đã được cổ phần hóa.

Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Chè Biển Hồ và Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai. Riêng các công ty do Trung ương quản lý đứng chân trên địa bàn tỉnh, đến nay, 4 công ty cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã được phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phương án sử dụng đất, hiện đang cổ phần hóa theo Tập đoàn. Riêng 9 công ty cà phê thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, hiện mới chỉ có Công ty Cà phê Đak Đoa được phê duyệt đề án sắp xếp và phương án sử dụng đất. Còn lại, 1 công ty đã giải thể;  7 đơn vị đang trình lấy ý kiến của tỉnh để phê duyệt đề án sắp xếp và phương án sử dụng đất.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, công tác sắp xếp, đổi mới các công ty nông-lâm nghiệp do tỉnh quản lý nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, có định hướng và kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra và đề án tổng thể sắp xếp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nguyên nhân chính là do phải giải quyết các đơn kiến nghị của công nhân và thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng đất. Những đơn vị được phê duyệt đề án và kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2021 chưa được bổ sung vốn điều lệ kịp thời nên rất khó khăn trong tổ chức thực hiện, nhất là các đơn vị trồng rừng sản xuất.

Việc đo đạc, cắm mốc theo Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với 11 Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp mất nhiều thời gian do diện tích rộng, các đơn vị chưa có phương án sử dụng đất chính thức. Khó khăn nhất hiện nay là hiệu quả sử dụng đất đai còn quá thấp, diện tích sử dụng chưa nhiều; tình trạng lấn chiếm đất giữa hộ dân với công ty nông-lâm nghiệp thường xuyên xảy ra; giao khoán vườn cây chậm thực hiện; chưa kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất đai qua nhiều giai đoạn. Các công ty lâm nghiệp chưa bổ sung vốn điều lệ, chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh, chưa chủ động mở rộng hoạt động sản xuất mà chủ yếu chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Thời gian qua, UBND tỉnh thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới các công ty nông-lâm nghiệp.  Tuy nhiên, vướng nhất hiện nay vẫn là vấn đề đất đai ở các công ty lâm nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, các công ty lâm nghiệp cần phối hợp với chính quyền địa phương rà soát và giải thích cho người dân hiểu. Bên cạnh đó, việc xác định đất đai của các đơn vị Trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, các đơn vị cần phối hợp với các ngành của tỉnh để giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để các đơn vị thực hiện theo kế hoạch đề ra…

Trong chuyến khảo sát mới đây tại Gia Lai, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh:  Thời gian qua, Gia Lai triển khai công tác sắp xếp, đổi mới các công ty nông-lâm nghiệp trên địa bàn do tỉnh quản lý rất hiệu quả. Điển hình như Công ty Chè Bàu Cạn từ khi cổ phần hóa đã phát huy hiệu quả tích cực. Công ty mạnh dạn đầu tư dây chuyền và trang-thiết bị máy móc hiện đại, sản phẩm làm ra đa dạng hơn, thu nhập người lao động ngày càng tăng. Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng đề nghị, trong thời gian tới, Gia Lai cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các đơn vị còn lại. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam chủ động rà soát các đơn vị của mình, phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai sắp xếp phương án sử dụng đất hiệu quả…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.