(GLO)- Lời Tòa soạn: Qua 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Để hiểu rõ thêm vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
* P.V: Thưa ông, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi như thế nào?
Ông Kpă Đô. Ảnh: Đ.T
- Ông KPĂ ĐÔ: Là cơ quan Thường trực Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch cũng như các cơ chế để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Đồng thời, đơn vị tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh các kế hoạch thực hiện; trình HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các nghị quyết liên quan theo thẩm quyền; báo cáo đề xuất các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cùng với các chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tổng vốn ngân sách nhà nước phân bổ để thực hiện chương trình trong giai đoạn 2022-2024 là hơn 2.183 tỷ đồng (trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ gần 1.917 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 266 tỷ đồng). Đến nay, tỉnh đã giải ngân được hơn 1.057 tỷ đồng.
* P.V: Có thể thấy, bộ mặt nông thôn, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những đổi thay rõ rệt. Xin ông cho biết những kết quả nổi bật mà chương trình đã đem lại?
- Ông KPĂ ĐÔ: Các dự án thuộc chương trình đã được triển khai và đem lại những kết quả đáng phấn khởi. Đến nay, các địa phương đã hỗ trợ đất ở cho 36 hộ, nhà ở cho 1.504 hộ, đất sản xuất cho 125 hộ, chuyển đổi nghề cho 3.331 hộ, nước sinh hoạt phân tán 4.726 hộ, xây dựng 6 công trình nước sinh hoạt tập trung.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã thực hiện được 13 dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết với 1.838 hộ thụ hưởng. Nhằm phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, tỉnh đã tổ chức thực hiện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng được 92.329 ha; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị 168 dự án; hỗ trợ 6 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi được chú trọng đầu tư xây dựng với 153,6 km đường giao thông nông thôn, 536 m2 phòng học, 4 nhà sinh hoạt cộng đồng, cứng hóa 70 km đường giao thông liên xã, xây dựng 6 chợ tại vùng đồng bào DTTS và miền núi...
Các hoạt động liên quan đến bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS cũng được quan tâm triển khai.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành công tác định canh, định cư và sắp xếp, bố trí ổn định hộ di cư không theo quy hoạch đạt 97%. 100% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm và được cứng hóa. Tỷ lệ người DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,7%; được xem truyền hình đạt 100%. Tỷ lệ di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm đạt 65%; tỷ lệ điểm du lịch được hỗ trợ đầu tư, khai thác song song với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đạt 30%.
Đến nay, 98,35% thôn, làng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 80% thôn, làng có đội văn hóa-văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng. 100% đơn vị hành chính cấp xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có cán bộ phụ trách công tác dân tộc.
Người dân làng Mrông Yố 1 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) tham gia làm đường giao thông. Ảnh: Nguyễn Hồng
* P.V: Để chương trình tiếp tục mang lại kết quả cao hơn trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ triển khai các giải pháp nào, thưa ông?
- Ông KPĂ ĐÔ: Đến nay, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã có 12/31 chỉ tiêu đạt và vượt theo kế hoạch giai đoạn đề ra. Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục bám sát mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình để tham mưu lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho người dân phát triển kinh tế hộ gia đình và thoát nghèo bền vững hơn như: hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, đào tạo nghề và giải quyết việc làm; hỗ trợ nhu cầu cấp thiết của người dân về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đồng thời, tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá thực hiện chương trình để kịp thời phát hiện những sai sót, vướng mắc và đề ra những giải pháp để thực hiện có hiệu quả chương trình.
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 612/QĐ-UBND công bố Danh mục gồm 103 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
(GLO)- Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU thay đổi nếp nghĩ, cách làm với gần 700 mô hình lớn nhỏ, đến nay, toàn tỉnh đã giảm được 13.070 hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), diện mạo các thôn, làng ngày càng khởi sắc.
(GLO)- Kể từ ngày 1-7-2025, Kho bạc Nhà nước khu vực XV và 29 phòng giao dịch trực thuộc chính thức đi vào hoạt động theo địa giới đơn vị hành chính thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Quảng Ngãi mới.
(GLO)- Thời gian qua, xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa) thông qua các tổ chức đoàn thể có nhiều cách làm thiết thực, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nên người dân trên địa bàn đã nâng cao ý thức, chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn xanh-sạch-đẹp.
(GLO)- Xác định giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, xã Ia Piơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã huy động hiệu quả nhiều nguồn lực, trong đó phát huy vai trò chủ thể của người dân.
(GLO)- Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 501/NQ-HĐND về phân cấp phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào mục đích liên doanh, liên kết.
(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.
(GLO)- Cùng với cả nước, sau 15 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo các vùng nông thôn của Gia Lai thay đổi từng ngày.
(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển.
(GLO)- Sáng 25-6, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị nhằm sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai một số nhiệm vụ thời gian đến.
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND về việc chuyển các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện và tổ chức lại thành các Trạm quản lý chuyên ngành trực thuộc 2 Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường.
(GLO)- Chiều 24-6, Công ty TNHH một thành viên 74 (Công ty 74), Binh đoàn 15 tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
(GLO)- Tính đến ngày 23-6, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành 485 căn nhà (đạt tỷ lệ 100%), theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở tại địa phương.
(GLO)- Với việc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Yến sào Đức Cơ”, nghề nuôi chim yến ở huyện biên giới của tỉnh Gia Lai có cơ hội phát triển mạnh mẽ và mở rộng thị trường tiêu thụ.
(GLO)- Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường liên xã không chỉ góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
(GLO)- Chiều 19-6, tại TP. Pleiku, Đại hội Đảng bộ Sở Tài chính lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.
(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn xã Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn phát huy tốt vai trò “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
(GLO)- Với sự vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách giảm nghèo đã có nhiều đổi mới, phù hợp với đặc thù từng địa phương, nhóm đối tượng.
(GLO)- Ngày 20-6, tại hội trường UBND thị trấn Chư Ty, Ban Chỉ đạo huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.
(GLO)- Sáng 20-6, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức gặp mặt các nhà báo, phóng viên đang công tác tại các cơ quan thông tấn báo chí trung ương, ngành, địa phương đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
(GLO)- Chiều 19-6, Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổng kết Chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” năm 2025. Đồng chí Lý Anh Sang-Bí thư Huyện ủy Chư Sê chủ trì hội nghị.
(GLO)- Chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 25 đảng viên trong Chi bộ.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu