Đầu tư 78.585 tỷ đồng phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO) Ngày 12-7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 809/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình dự kiến 78.585 tỷ đồng.

Mục tiêu của chương trình là bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5-5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Lực lượng tổ liên ngành xã Kon Pne (huyện Kbang) tổ chức tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Nguyễn
Lực lượng tổ liên ngành xã Kon Pne (huyện Kbang) tổ chức tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Nguyễn

Để đạt được những mục tiêu trên, các bộ, ngành, địa phương cần phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Cụ thể, các nội dung ưu tiên thực hiện gồm: bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ven biển; phát triển giống cây lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Đối với rừng tự nhiên, Chính phủ giao nhiệm vụ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung (bình quân 100 ngàn ha/năm), trong đó, chủ yếu là khoanh nuôi chuyển tiếp.

Đồng thời, trồng rừng tập trung 230 ngàn ha/năm gồm: 4-6 ngàn ha/năm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển; khoảng 225 ngàn ha/năm rừng sản xuất (trồng mới 10 ngàn ha/năm, trồng tái canh 215 ngàn ha/năm), trong đó, 30% diện tích là trồng rừng gỗ lớn, thâm canh.

Tại Gia Lai, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 899/CTr-UBND về việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20-1-2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan phân định ranh giới, tổ chức quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích 645.370,6 ha rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên. 

Đồng thời, nâng tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2025 đạt 47,75%; đến năm 2030 đạt 49,2%. Ngoài ra, triển khai giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên đến năm 2030 đạt 24.000 lượt ha, trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt 9.000 lượt ha; giai đoạn 2026-2030 đạt 15.000 lượt ha. Triển khai công tác trồng rừng đến năm 2025 đạt 40.000 ha, trong đó ít nhất 10.000 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Đến năm 2030, tiếp tục trồng rừng mới và trồng rừng luân canh 40.000 ha, trong đó ít nhất 15.000 ha rừng gỗ lớn, tiếp tục chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn.

PHẠM NGỌC (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.